Đề kiểm tra học kỳ I- Môn : ngữ văn 7

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I- Môn : ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Môn : Ngữ Văn 7
PHẦN I: Trắc nghiệm Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
	“ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời...”	(Ngữ Văn 7, tập một).
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Mùa xuân của tôi.	B. Một thứ quà của lúa non: Cốm.	C. Sài Gòn tôi yêu.
2. Đọan văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả	B. Tự sự	C. Biểu cảm	D. Nghị luận
3. Tác giả đoạn văn trên là ai?	A. Vũ Bằng	B. Xuân Quỳnh	 C. Minh Hương	D. Thạch Lam
4. Dòng nào thể hiện rõ tình cảm trân trọng của tác giả đối với hạt thóc nếp?
A. Một thức quà thanh nhã và tinh khiết. B. Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
C. Cái chất quý trong sạch của Trời.	 D. Cả 3 dòng trên.
5. Các từ sau đây, từ nào là từ láy? A. thanh nhã	B. phảng phất	C. trắng thơm	D. trong sạch
6. Từ nào đồng nghĩa với từ “trong sạch”? A. thanh nhã B. tinh khiết	 C. trắng thơm	D. thơm mát
7. Trong các từ sau đây từ nào trái nghĩa với từ “thanh nhã”?
	A. trong sạch	B. trắng thơm	C. thô tục	D. tinh khiết
8. Nếu viết “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xóa, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào dùng không đúng nghĩa?	A. hương vị	B. giọt sữa	C. man mác	D. trắng xóa
9. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?	A. cơn gió	B. thơm mát	C. thanh nhã	D. hoa cỏ
10. Trong câu “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” có bao nhiêu từ ghép đẳng lập?	A. 2 từ	B. 3 từ	C. 4 từ	D. 5 từ
11. Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ?
	A. Tôi với nó cùng chơi.	B. Trời mưa to và tôi vẫn tới trường.
	C. Nó cũng ham đọc sách như tôi.	D. Giá hôm nay trời không mưa thì thật tốt.
12. Chữ “tử” trong từ nào sau đây không có nghĩa là con?
	A. thiên tử	B. phụ tử	C. bất tử	D. hoàng tử
II. PHẦN II: Tự luận (7đ)	Đề : Cảm nghĩ của em về người thân.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: (Trắc nghiệm)	Đáp án: 1B, 2C, 3D, 4D, 5B, 6B, 7C, 8D, 9C, 10B, 11B, 12C.
Phần II: (Tự luận) 7 điểm.
	I. Những ý chính cần có:
	Mở bài: Giới thiệu về người thân: Người ấy là ai? Tình cảm và mối quan hệ của em và ngưới ấy như thế nào? Nêu tình cảm, ấn tượng của em về ngưới ấy.
	Thân bài: 
	_ Nêu những nét tiêu biểu của người thân và bộc lộ suy nghĩ của em thông qua những đặc điểm về: vóc dáng, ngoại hình, tác phong, tính cách...
	_ Nhắc lại một vài đặc điểm nổi bật của người thân về: tính tình, phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người thân.
	_ Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người thân của mình trong sinh hoạt, cuộc sống, gia đình...
	_ Nêu lên tình cảm, suy nghĩ và mong ước của em về mối quan hệ gắn bó giữa em và người thân...
	Kết bài: Tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của em, ấn tượng sâu sắc về người thân của mình.
	








III. Biểu điểm:
	+ Điểm 7: 
	_ Bài làm có bốcục rõ ràng; MB, TB, KB đủ ý, va7n giàu cảm xúc.
	_ Bài làm đúng phương pháp, thể hiện rõ nội dung yêu cầu đề.
	_ Diễn đạt lưu loát, gãy gọn, không sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
	_ Phần thân bài thể hiện cảm xúc sâu sắc, tự nhiên. Phát biểu chi tiết, đầy đủ các ý, sử dụng các biện pháp tu từ hiệu quả.
	+ Điểm 5-6: 
	_ Bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh.
	_ Xác định được nội dung yêu cầu đề. Bài làm đúng phương pháp đặc trưng thể loại.
	_ Chi tiết còn vụng, có sai chính tả nhưng không đáng kể.
	_ Diễn đạt mạch lạc, cảm xúc khá tự nhiên. Yù phong phú, sáng tạo.
	_ Ít sử dụng các biện pháp tu từ.
	+ Điểm 3-4:
	_ Bố cục chưa rõ ràng.
	_ Bài làm đúng phương pháp đặc trưng thể loại nhưng cảm xúc chưa sâu sắc.
	_ Diễn đạt trôi chảy.
	+ Điểm 1-2:
	_ Bố cục không phù hợp, bài viết thiếu ý, không đúng yêu cầu đề.
	_ Văn phong lủng củng, sai nhiều lỗi về từ và câu, chính tả, ý nghèo.
	_ Trình bày cẩu thả, chữ viết chưa cẩn thận. 
	+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docDe 2doc.doc