Đề kiểm tra học kỳ I môn: ngữ văn 7 năm học: 2008 - 2009

doc20 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: ngữ văn 7 năm học: 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Ngữ văn 7
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: phút
Phần I. (5đ)
Câu 1: (3đ)
Chép nguyên văn: chính xác, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả nào.	(1,5đ)
a) B (0,5đ)	b) A, C (0,5đ)	c) Tác dụng (0,5đ)
Câu 2: (2đ)
Đoạn văn phải đạt các ý cơ bản sau:
- Nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh trong hai câu thơ cuối hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
+ Yêu thiên nhiên
+ Lo việc nước
Phần II. (5đ)	Bài văn phải đạt các ý cơ bản sau:
1) Hình ảnh người bà:
	- Là hình ảnh trung tâm của bài thơ
	- Hiện ra trong nỗi nhớ của người cháu
	- Gắn với những gì thân thương bình dị nhất.
- Có những nét đẹp chẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
+ Tần tảo, chịu thương, chịu khó
+ Bảo ban, chăm lo, yêu thương, hi sinh cho cháu
Người bà giàu lòng nhân hậu, giàu đức hi sinh
2) Tình bà cháu:
	Bà: dành trọn vẹn tình yêu thương cho cháu
	Cháu: sống, chiến đấu vì bà, luôn yêu bà, nhớ bà.
Tình bà cháu: ấm áp, trọn vẹn yêu thương.
 Phòng GD - ĐT đông anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Ngữ văn 8
Năm học 2008 - 2009
Thời gian: phút
Phần I. (5đ)
Câu 1. (2,5đ)
 	a) A	(0,5đ)	b) B 	(0,5đ)	c) A (0,5đ)	d) Chép đúng 2 câu thơ (1đ)
Câu 2. (2,5đ)	Viết đoạn:
	- Hình thức:
	+ Có độ dài từ 5-7 câu theo kiểu diễn dịch hoặc qui nạp
	+ Có 1 câu ghép, lời văn mạch lạc
- Nội dung:
	+ Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: nói qua, điệp từ và khai thác hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.
	+ Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, bất khuất, ý chí không dời đổi, dù ở hoàn cảnh nào vẫn ôm ấp hoài bão lớn lao và giữ vững niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Phần II. (5đ)
Đề 2:	Bài làm của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
- Hình thức:	+ Đúng thể loại thuyết minh
	+ Bỗ cục rõ ràng, hợp lí, lời văn mạch lạc
- Nội dung: a) Mở bài: Giới thiệu tên loài hoa mà mình yêu thích.
	b) Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm, vai trò và tác dụng của hoa.
	- Hoa có những đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, nụ, hoa
	- Vai trò và tác dụng của hoa: làm cảnh, trang trí cho đẹp, còn tác dụng gì khác nữa.
	c) Kết bài: Cảm nghĩ đỗi với loài hoa mà mình yêu thích.
Đề 1: Bài làm của học sinh cần đạt nhưng yêu cầu sau:
A. Mở bài (0,5đ)
	- Giới thiệu khái quát hoàn cảnh xã hội Việt Nam 1930-1945 và nền văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn này.
	- Tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng giai đoạn này với những đóng góp lớn lao trong đó có tác giả Nguyên Hồng.
B. Thân bài. (3,5đ)
I. Giới thiệu những nét chính về tác giả
	- Năm sinh, năm mất
	- Quê quán
	- Đề tài mà tác giả hướng tới
	- Phong cách
	- Những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà.
II. Giới thiệu về tác phẩm
1. Xuất xứ, hoàn cảnh	1
- Xuất xứ: Trích từ chương IV của tập hồi kí "Những ngày thơ ấu"
- Hoàn cảnh sáng tác: 1938 (trước cách mạng)
2. Giá trị của đoạn trích:
a. Giá trị nội dung:
	- Tuổi thơ cay đắng của chú bé Hồng
	- Bà cô là người đại diện cho những thành kiến cổ hủ, luôn chia rẽ tình cảm 2 mẹ con Hồng. Từ nhân vật này, tác giả còn cho ta thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội chỉ trọng đồng tiền, khô héo cả tình máu mủ ruột thịt.
	- Qua cuộc gặp gỡ bất ngờ của Hồng và niềm hạnh phúc sung sướng vô bờ khi được ngồi trong lòng mẹ, người đọc còn thấy được những tình cảm mãnh liệt, tha thiết yêu thương mẹ của chú bé Hồng.
	- Đoạn trích còn thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với số phận của những đứa trẻ bất hạnh như bé Hồng.
b. Giá trị nghệ thuật:
	- Thể văn hồi kí chân thực, hình ảnh chọn lọc, cách so sánh ấn tượng, giàu sức truyền cảm.
	- Chất trữ tình đằm thắm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc.
C. Kết bài:
	- Khẳng định vị trí của nhà văn và giá trị tác phẩm đối với con người.
	2
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Công nghệ 7
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: phút
Câu 1: Phương pháp tạo giống cây trồng
+ Phương pháp chọn lọc: chọn cây có hạt tốt mang gieo và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương đạt được tiêu chí tốt thì sản xuất đại trà.
	+ Phương pháp lai: Lờy phấn hoa của cây làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ sau đó lấy hạt đem gieo.
	+ Phương pháp gây đột biến: Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học gây đột biến dùng bộ phận của cây đột biến có lợi làm giống.
	+ Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô sống của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau một thời gian từ mô sống đó hình thành cây mới đem trồng.
Câu 2:
Làm đất nhằm mục đích gì và công việc làm đất.
- Làm đất nhằm mục đích cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh.
- Các công việc làm đất:
+ Cầy đất: là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20-30cm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.
+ Bừa và đập đất: làm nhỏ đất và thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng.
+ Lên luống: Dễ chăm sóc, chống ngập úng, xác định hướng luống, kích thước luống, đánh rãnh, kéo phẳng mặt luống.
Câu 3: Đánh dấu X vào đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Bài tập 1: Phân bón có những loại nào:
Phân bón gồm 3 loại là: cây xanh, đạm, vi lượng
Phân bón gồm 3 loại là: Đạm, lân, kali
X 
Phân bón gồm 3 loại là: phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
Phân bón gồm 3 loại là: phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Bài tập 2: Cách bón phân:
Bón phân làm cho đất thoáng khí
Bón phân nhiều năng suất cao
X 
Bón phân hợp lí cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Địa lí 7
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1: Vị trí địa lí, địa hình khoáng sản châu Phi:
- Vị trí: đường xích đạo đi qua chính giữa câu lục, phần lớn lãnh thổ châu Phi thuộc môi trường nhiệt đới nóng, bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo, vịnh biển.
- Địa hình: Lục địa châu Phi là khối cao nguyên khổng lồ có các bồn địa xen kẽ với các sơn nguyên độ cao trung bình: 750m
+ Hướng nghiêng của địa hình: Đông Nam tới Tây Bắc
+ Các đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển, rất ít núi cao.
- Khoáng sản: Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú và giầu có, đặc biệt là kim loại quý hiếm.
Câu 2: Ngành sản xuất nông nghiệp của châu Phi:
- Trồng trọt: Cây công nghiệp được chú trọng phát triển theo hướng chuyên môn hoá nhằm mục đích xuất khẩu.
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.
- Sự phân bố cây nông nghiệp:
+ Cây công nghiệp:
	. Cacao: tập trung duyên hải vịnh Ghinê
	. Cà phê: cao nguyên Đông Phi, duyên hải Đông Phi
	. Cọ dầu: duyên hải vịnh Ghinê
	. Lạc: Ghinê, Camerun, Xuđăng, CH Cônggô
+ Cây ăn quả: cam, chanh, nho, ôliu: ven Địa Trung Hải và cực Nam châu Phi.
+ Cây lương thực:
	. Lúa mì, ngô: các nước ven Địa Trung Hải
	. Kê: trồng phổ biến ở châu Phi
	. Lúa gạo: châu thổ sông Nin
- Chăn nuôi: kém phát triển, hình thức chăn nuôi phổ biến.
Câu 3: Bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào đầu câu mà em cho là đúng
Bài tập 1: Châu Phi có khí hậu nóng và khô hình thành nhiều hoang mạc
X
	a) Châu Phi chủ yếu nằm trong môi trường đới nóng
	b) Châu Phi có ít đồng bằng
	c) Châu Phi có các dòng biển nóng chảy sát ven bờ
X
	d) Châu Phi có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ
Bài tập 2: Sự phân bố dân cư châu Phi không đều:
	a) Do vị trí địa lí
X
	b) Do đặc điểm khí hậu
X
	c) Do đặc điểm địa hình
	d) Do xung đột tộc người
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Vật lí 6
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Bài tập trắc nghiệm: (2đ)
Mỗi câu 0,5điểm
1. A
2. C
3. B
4. D
II. Bài tập tự luận: (8đ)
Câu 1: (1đ)
Nghĩa là 1m3 có khối lượng 1000kg
Câu 2: (2đ)
- Được
- Vì:	+ Dùng cân đo khối lượng của vật là m
	+ Trọng lực của vật được xác định bằng công thức:
	P=10.m
Câu 3: (2đ)
	Trọng lượng của 1 gói mỳ chính là:
Câu 4: (3đ)
V=5l=0,005m3
D=800kg/ m3
a) m=?
b) d=?
Khối lượng dầu ăn trong can là:
 m=D.V=800.0,005=4kg
Trọng lượng của dầu ăn là:
 d=10D=8000N/ m3
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Vật lí 8
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Bài tập trắc nghiệm: (3đ)
Mỗi câu 0,5đ
1. C
2. B
3. B
4. A
5. D
6. D
II. Bài tập tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ)
	Vì tấm ván có tác dụng làm tăng diện tích bị ép của người lên bùn lầy làm áp suất của người gây ra trên mặt bùn lầy giảm nên đi sẽ không bị lún.
Câu 2: (2đ)
- Không như nhau.
- Vì cả 3 vật cùng khối lượng mà dđ >ds > dnh nên Vđ <V< Vnh và cả 3 đều chìm hoàn toàn trong nước nên Fđ<Fs < Fnh
Câu 3: (3đ)
F=1150N
t=1'=60s
A=690000J
v=?
Quãng đường mà xe đã đi là:
Vận tốc của xe là:
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Vật lí 9
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Bài tập trắc nghiệm: (3đ)
Mỗi câu 0,5đ
1. B
2. C
3. A
4. B
5. C
6. B
II. Bài tập tự luận: (7đ)
1. (1,5đ) Mỗi ý 0,5đ.
S
N
- Tạo ra nam châm có từ trường thay đổi
- Tạo ra nam châm có từ trường rất mạnh
- Thay đổi cực nam châm dễ dàng
-
+
( qua việc đổi chiều dòng điện)
2. (3đ) + Vẽ hình 1đ
	 + a) 1đ
	 + b) 0,5đ
	 + c) 0,5đ
a) - Dòng điện chạy vào đầu A ra khỏi đầu B
của ống dây
 - áp dụng quy tắc nắm tay phải ngón cái hướng từ AB
đầu B đường sức từ đi ra là cực N
 đầu A đường sức từ đi vào là cực S
b)Nam châm bị đầu B hút (do cực S của nam châm gần đầu B của ống dây là từ cực N
c) Đổi chiều dòng điệntừ cực ống dây đổi tên đầu B là từ cực S nên sẽ đầy từ cực S của kim nam châm.
3. 2,5đ + Vẽ hình 	1đ
	 + Xác định F	1,5đ
- Đường sức từ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống
- áp dụng quy tắc bàn tay trái ta thây ngón cái hướng mặt phẳng hình vẽ có chiều hướng ra trước.
N
N
S
A
B
F: + có phương mặt phẳng hình vẽ
	+ có chiều hướng từ sau ra trước
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: lịch sử 9
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1. (2đ)
	ý đúng:	1 - a	2 - c
Câu 2. (4đ)
	- Trình bày được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh (2,5đ)
	- Đánh giá: Đó là chính sách phản động, hiếu chiến	(1,5đ)
Câu 3. (4đ)
 - Xu thế chung: Hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển hoà nhập, hội nhập (1,5đ)
 - Thanh niên học sinh cần:
(2,5đ)
	+ Học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
	+ Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại
	+ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
	..............
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: lịch sử 8
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1. Khoanh tròn đáp án C
Câu 2. (2đ)
	- Những điểm chứng tỏ công xã Pari là 1 nhà nước kiểu mới.
	+ Người nằm chính quyền Nhà nước là giai cấp vô sản, do dân bầu
	+ Các chính sách đều phục vụ cho quyền lợi của nhân dân (yêu cầu học sinh phân tích).
Câu 3. (2,5đ)
a) Nguyên nhân: (1đ)	- Do tranh giành thị trường giữa 2 đế quốc
	- Châu Phi hình thành 2 tập đoàn
áo, Đức, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ
Liên minh
Anh, Nga, Pháp
Hiệp ước
b) Hậu quả: (1,5đ)
	- Gây nhiều thiệt hại về người và của
	- Gây nhiều hậu quả cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; nhiều thành phố, đường xá, cầu cống bị phá huỷ.
	- Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh...
Câu 4. (4đ)
	- Trình bày diễn biến, kết quả 	(2,5đ)
a) Diễn biến:
 - Ngay trong đêm 25/10 Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai đã được khai mạc
 - Lê nin đưa ra hai sắc lệnh: + Sắc lệnh ruộng đất
	 + Sắc định hoà bình.
 - Ruộng đất:	+ Đem lại 150 triệu ha ruộng đất cho nhân dân
	+ Đáp ứng quyền lợi thiết thực cho nông dân
 - Hoà bình:	+ Đáp ứng mong muốn hoà bình cho nhân dân.
 - Chính sách khác:	+ Xoá bỏ các đẳng cấp xã hội và những đặc quyền giáo hội
	+ Thực hiện nam - nữ bình quyền
	+ Kí hiệp ước với Đức nhằm thoát khỏi chiến tranh.
 - Sau khi chính quyền Xô Viết thành lập:
 + Năm 1918: 14 nước đế quốc tấn công vào Nga.
 	 Trong nước: bọn nội phản phản động
 + Suốt 3 năm, Nga đã đấu tranh trong điều kiện vô cùng gian khổ, khó khăn.
 + Năm 1920: Hồng Quân đã đánh tan ngoại xâm và nọi phản. Nhà nước Xô Viết được giữ vững.
b) ý nghĩa lịch sử (1,5đ)
	- Làm thay đổi.......
	- Cách mạng đã đưa..........
	- Xây dựng xã hội mới - Xã hội chủ nghĩa.......
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: vật lí 7
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Lý thuyết (3đ)
1. A. Sợi dây cao su (0,25đ)
5. C. Sắt, thép, đá (0,25đ)
2. D. Âm nghe càng bổng (0,25đ)
6. a. Âm phát ra..... (0,25đ)
3. B. Âm nghe càng to (0,25đ)
7. a, b, c, d: Sai (1đ)
4. C. 130 dB (0,25đ)
8. dao động, màng nhĩ, não (0,5đ)
II. Bài tập: (7đ)
1. (700 : 1500) x 2=14/15s	(2đ)
2. V âm thanh (sét) < V a/s (chớp)	(2đ)
	 tsét> tchớp
3. Do gặp các vật cản mặt đất, nhà cửa, cây cối..... phản xạ lại	(2đ)
4. 6 cái kèn	(1đ)
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: công nghệ 8
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Trắc nghiệm (3đ)
1. (1đ)
 ......... cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định trong máy
 ........... mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được
2. Chọn b. Bánh xe đạp	(0,5đ)
3. Chọn d. Mối ghép giữa đùi xe và trục giữa	(0,5đ)
4. Chọn c. Mối ghép pittông xi lanh.... 	(0,5đ)
5. Chọn c. 	(0,5đ)
II. Tự luận (7đ)
1. - Nhôm không hàn được	(2đ)
 - Đinh tán chịu được nhiệt độ cao
2. Các bộ phận máy có các dạng chuyển động khác	(1đ)
3. - Cấu tạo	(2đ)
 - Nguyên lý
 - ứng dụng
4.	 	(2đ)
	 đĩa líp quay nhanh hơn.
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: lịch sử 7
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đáp án đúng: B, D, E	(1,5đ)
Câu 2. (1,5đ)
- Năm 1279: Nam Tống bị tiêu diệt
- Năm 1283: Toa Đô xâm lược Chăm pa
- Đầu 1285: Vua Trần mở hội nghị Diên Hồng.
- Cuối tháng 1-1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào Đại Việt
- Tháng 5 - 1285: Quân Trần phản công giải phóng Thăng Long
II. Tự luận
Câu 1. (3đ) Nêu được 4 ý sau:
- Tháng 1-1288, Thoát Hoan chia làm 3 đạo quân tiến vào Thăng Long. Nhân dân thực hiện "Vườn không nhà trống".
- Quân Nguyên gặp khó khăn, phải rút về nước
- Nhà Trần phản công Bố trí mai phục ở Bạch Đằng.
- Tháng 4 - 1288, Ô Mã Nhi rút quân theo sông Bạch Đằng, nhà Trần bó trí phản công quân của Ô Mã Nhi, làm trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng, nhử chúng vào đó. Kết quả bọn giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Câu 2. (2đ)
- Nêu được 4 nguyên nhân thắng lợi (nguyên nhân 1 là cơ bản): đó là sự đoàn kết toàn dân và dân Đại Việt
- Nêu 4 ý nghĩa lịch sử.
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Sinh học 6
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1. (5đ)
a. Trình bày thí nghiệm chứng minh cây hô hấp (3đ)
	+ Thí nghiệm	(2đ)
	+ Kết quả thí nghiệm	(0,25đ)
	+ Kết luận	(0,25đ)
- Sơ đồ quang hợp	(0,5đ)
b. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp	(2đ)
* Trái ngược:
	- Hô hấp thải khí CO2, quang hợp lấy khí CO2	(0,25đ)
	- Hô hấp lấy khí O2, quang hợp thải khí O2	(0,25đ)
	- Hô hấp xảy ra trong bóng tối còn quang hợp xảy ra khi có ánh sáng. (0, 5đ)
	- Hô hấp lấy chất hữu cơ còn quang hợp tạo ra chất hữu cơ.	(0,25đ)
* Quan hệ mật thiết	(0,75đ)
- Sản phẩm của quang hợp (khí O2, chất hữu cơ) là nguyên liệu cho hô hấp
- Và sản phẩm của hô hấp (khí C O2 , nước) là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
Câu 2. (2đ)
- Những điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp	(1đ)
- ý nghĩa của sự thoát hơi nước	(1đ)
Câu 3. (3đ)
	Các loại lá biến dạng (lá biến thành gai, tua cuốn, tay móc, lá vảy, lá bắt mồi, lá dự trữ)	(0,75đ)
	- Đặc điểm hình thái	(1,5đ)
	- Ví dụ	(0,75đ)
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: Sinh học 7
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1. (3đ)
	Cấu tạo bên ngoài của cá chép:	4ý, mỗi ý đúng 0,75đ
Câu 2. (3đ)
* Nhện gồm 2 phần: đầu, ngực và bụng	(0,25đ)
* Vai trò các phần của nhện	(1,5đ)
	a) Phần đầu, ngực (0,75đ)
	+ Mặt trên: 8 mắt đơn
	+ Mặt dưới:	
	. 1 đôi kìm có tuyến độc bắt mồi, tự vệ
	. 1 đôi chân xúc giác phủ đầy lôngdò đường
	. 4 đôi chân bò di chuyển và chăng lưới
	b) Phần bụng (0,75đ)
	+ Mặt trên: nhẵn bóng
	+ Mặt dưới:
	. 1 đôi khe thở hô hấp
	. ở giữa là 1 lỗ sinh dục sinh sản
	. Các núm tơ nhả tơ
* So sánh các phần của nhện và tôm sông	(1,25đ)
- Giống: cơ thể chia 2 phần: đầu ngực và bụng
- Khác:
	+ Phần đầu ngực - bụng của tôm sông có nhiều cơ quan hơn, phức tạp hơn.
	+ Đầu ngực Tôm có: 2 đôi ăngten (râu), càng, chân bò, chân hàm
	 	 Nhện: chỉ có đôi kìm, đôi chân xúc giác và chân bò.
	+ Phần bụng: Tôm có 5 đôi chân bụng, đuôi có telsom
	 Nhện: có lỗ sinh dục, khe hở và núm tơ.
 các phần của nhện phân hoá rõ ràng hơn.
Câu 3. (2đ)
	- Cấu tạo trong của châu chấu	(1,5đ)
	- Hô hấp của tôm bằng mang, của châu chấu là hệ thống ống khí phân nhánh chằng chịt	(0,5đ)
Câu 4. (2đ)
- Xử lí mẫu	(0,5đ)
- Các bước mổ giun đất: 4 bước, mỗi bước đúng	(0,25đ)
- Phải mổ động vật không xương sống từ mặt lưng vì mặt bụng có các dây thần kinh và chuỗi thần kinh.	(0,5đ)
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: công nghệ 6
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
I. Phần trắc nghiệm (4đ)
Bài 1. (1đ) Câu B (đúng)
Bài 2. (3đ) Mỗi câu đúng 0,5đ)
a) Đúng
d) Đúng
b) Sai
e) Đúng
c) Sai
g) Sai
II. Phần tự luận (6đ)
Câu 1. (4đ) Mỗi ý 2 điểm
a) Các đồ đạc cần thiết và cách bố trí
	- Giường ngủ, tủ đầu giường: bố trí ở góc yên tĩnh, kín đáo
	- Bàn học kê ở gần cửa sổ, giá sách gần bàn học để dễ lấy sách vở.
b) Việc làm hàng ngày để chỗ ở sạch sẽ, ngăn nắp.
	- Dọn dẹp, lau chùi thường xuyên
	- Các vật dụng sau khi dùng để đúng vị trí
	- Trang trí một vài bức tranh hoặc một số đồ vật
	- Trang trí bằng hoa
Câu 2. (2đ) Mỗi ý 1 điểm
	- Vẽ sơ đồ cắm hoa dạng toả tròn	(1đ)
	- Nêu các vị trí trang trí để có thể quan sát từ nhiều hướng, không che khuất tầm mắt của mọi người: bàn ăn, bàn tiếp khách...	(1đ)
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: địa lí 9
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1. (4đ)
	Vì sao việcphát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
	- Để nâng cao đời sống của các dân tộc thì việc phát triển kinh tế đầu tiên là đi vào khai thác tài nguyên khoáng sản.
	- Tài nguyên khoáng sản không phải là vô hạn nếu không khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý sẽ dẫn đến tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt, khai thác chặt phá rừng làm cho đồi trơ đất trọc dễ bị xói mòn hơn nữa rừng là lá phổi của nhân loại ảnh hưởng đến môi trường sống của con người; đặc biệt rừng đầu nguồn gây lũ lụt.
	- Bởi vậy: khi muốn nâng cao đời sống của nhân dân ta phải chú trọng việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có như vậy ta vừa đảm bảo được cuộc sống người dân vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã hội.
* Thuận lợi:
	- Luôn được bồi đắp phù sa màu mỡ
	- Khí hậu, thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
	- Khoáng sản phong phú chiếm trữ lượng lớn.
	- Nguồn tài nguyên đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
* Khó khăn:
	- Dân số đông, đất đai có hạn, thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc, nhu cầu lớn về việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông lâm ngữ nghiệp đối với ngành chế biến lương thực thực phẩm.
	- Ngành nông lâm ngư nghiệp với ngành chế biến lương thực thực phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau.
	- Ngành nông lâm ngữ nghiệp có tác dụng cung cấp nguyên vật liệu cho ngành chế biến lương thực thực phẩmngành chế biến lương thực thực phẩm có tác dụng chế biến lương thực thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: địa lí 6
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1. Đặc điểm lớp vỏ trái đất.
	- Dầy từ 5km 70km, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa 10000C, có trạng thái rắn chắc.
	- Vai trò: Nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên không khí, nước, đất, các sinh vật và cả xã hội loài người.
Câu 2. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất.
	- Trái đất có dạng hình cầu mà mặt trời chỉ chiếu được một nửa bề mặt trái đất, Nửa được chiếu sáng làm ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
	- Trục trái đất luong nghiêng với 1 góc không đổi và trái đất luôn quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên bề mặt trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Câu 3. Tại sao Trái đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra hai thời kỳ nóng và lạnh?
	- Trái đất luôn nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục không đổi trong khi chuyển động quanh quỹ đạo (tức quay quanh mặt trời) vì vậy 2 nửa cầu Bắc và Nam thay phiên nhau chúc ngả về phía mặt trời.
	- Nửa cầu nào ngả về phía mặt trời thì nhận được góc chiếu sáng lớn nhận được nhiều nhiệt (lúc đó là mùa nóng)
	- Nửa cầu nào chếch xa phía mặt trời thic có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít nhiệt (lúc đó là mùa lạnh ở nửa cầu đó).
Phòng GD - ĐT Đông Anh
Trường THCS Mai Lâm
Đáp án Đề kiểm tra học kỳ I
Môn: địa lí 8
Năm học: 2008-2009
Thời gian: phút
Câu 1.
Khái quát đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội các nước châu á hiện nay.
	- Các nước châu á hiện nay có nền kinh tế phát triển sớm song do chế độ thực dân phong kiến kìm hãm nên rơi vào tình trạng kém phát triển kéo dài.
	- Sau chiến tranh thế giới lần 2 các nước châu á lần lượt giành được độc lập và đã khôi phục lại nền kinh tế nhưng phát triển kinh tế của các nước phát triển không đều.
Câu 2. Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu á được biểu hiện như thế nào?
	- Sản lượng lúa gạo của châu á chiếm 93% tổng sản lượng của thế giới, sản lượng lúa mì của châu á chiếm 39% tổng sản lượng thế giới.
	- Các nước như Thái Lan, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 1 và thứ 2 thế giới.
	- Các nước Trung Quốc và ấn Độ là nước đông dân nhất nhì thế giới trước đây sản xuất gạo "cung không đủ cầu" thì giờ đây sản xuất lúa gạo không những đủ cung cấp cho người dân mà còn cả để xuất khẩu.
Câu 3. Nêu đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu á và nêu ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?
	- Nằm trong khoảng 1016' B- 770,44' B 
	Chiều dài từ Bắc Nam: 8500km
	Tây Đông: 9200km
	Là 1 bộ phận của lục địa á - Âu với 41,5triệu km2 (không kể đảo) kéo dài từ vòng cực Bắc xuống xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương.
	- ý nghĩa của chúng đối với khí hậu
	Vị trí địa lí, địa hình, biển ảnh hưởng đến khí hậu đa dạng về khí hậu

File đính kèm:

  • docdap an 08-09.doc
Đề thi liên quan