Đề kiểm tra học kỳ I môn: ngữ văn 8 ( thời gian: 90 phút) năm học: 2011- 2012 (Hoài Nhơn)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: ngữ văn 8 ( thời gian: 90 phút) năm học: 2011- 2012 (Hoài Nhơn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 8 ( Thời gian: 90 phút)
NĂM HỌC: 2011- 2012
Trường THCS TAM QUAN BẮC
Họ và tên:………………………………….
Lớp 8 ……. SBD:………..
GT1
GT2
Mã phách


Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
GK1
GK2
Mã phách


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3.0 điểm (12 câu mỗi câu 0,25 đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất. 
 1. Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào?
A. Nguyên Hồng B. Ngô Tất Tố C. Phan Bội Châu D. Thanh Tịnh.
 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?
A. Đoạn trích có giá trị châm biếm sâu sắc.
B. Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
C. Đây là đoạn trích có kịch tính cao.
D. Đây là đoạn trích thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả.
3. Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu văn học nào trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Văn học lãng mạn	.	B. Văn học hiện thực phê phán.
C. Văn học cách mạng.	D. Văn học trào phúng.
4. Ý nghĩa của việc chị Dậu thay đổi cách xưng hô đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là gì?
A. Thể hiện chị Dậu là người phức tạp, khó đoán định được về tính cách.
B. Thể hiện sự căm giận cao độ đối với sự tàn bạo của bọn bất lương.
C. Quá trình vùng lên phản kháng của người nông dân trước cường quyền.
D. Chị Dậu có cách xưng hô phù hợp với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
5. Sự vùng lên của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” phản ánh qui luật nào của đời sống xã hội?
A. Ác giả ác báo. 	B. Gieo nhân nào gặp quả ấy.
C. Ở hiền gặp lành. 	D. Có áp bức có đấu tranh.
6. Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện dài. 	B. Truyện ngắn . 
C. Truyện vừa. 	D. Tiểu thuyết. 
7. Nhận định nào đúng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.
B. Trực tiếp tố cáo xã hội phong kiến thực dân đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.
C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá.
D. Là một cách giải quyết khó khăn bế tắc.
8. Tại sao Lão Hạc lại yêu quý con chó Vàng đến vậy?
A. Vì lão Hạc rất trân trọng sự trung thành ở loài chó. 
C. Vì nó là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại.
B. Vì lão tính bán nó rất được giá có thể dùng lúc già yếu. 
D. Vì nó vừa là kỉ vật vừa là một người bạn.
9. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?
A. Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích tố cáo các hủ tục phong kiến.
C. Đoạn trích trình bày sự hờn tủi và hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
10. Vì sao bé Hồng nhận thấy : “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn” ?
A.Vì mẹ bé Hồng thật sự vẫn đẹp như thuở còn sung túc.
B. Vì mẹ bé Hồng gặp con mừng quá mà tươi đẹp lại.
C. Vì mẹ bé Hồng rất tươi đẹp và sang trọng.
D. Vì bé Hồng ngắm mẹ bằng tất cả tình yêu thương. 
11. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng ?
A. Lão Hạc.	B. Chiếc lá cuối cùng.
C. Muốn làm thằng Cuội.	D. Ôn dịch thuốc lá.







12. Khi yêu cầu trình bày hiểu biết về cây bút bi, chiếc áo dài hay món ăn vùng quê mình, em sẽ chọn cách biểu đạt nào?.
A. Tự sự.	B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.	D. Thuyết minh.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Thế nào là câu ghép ? (1.0 điểm)
b. Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào. (1.0 điểm)
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
	(Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu)
Câu 2 : (5.0 điểm)
Từ những hiểu biết của em về thể thơ lục bát, hãy giới thiệu thể thơ truyền thống này.
BÀI LÀM:




























HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
B
C
D
B
A
D
C
D
D
D
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
 	Câu 1: (2.0 điểm)
a. Nêu đúng khái niệm câu ghép. (1.0 đ)
b. Có các câu ghép sau : (Mỗi câu 0.5 điểm)
-Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (các vế không dùng từ nối).
-Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (các vế được nối bằng cặp quan hệ từ giá....thì, đã lược bớt thì).
Câu 2 : (5.0 điểm)
Thuyết minh về một thể loại văn học
	1.- Về hình thức :
-Đúng thể loại thuyết minh.
-Bố cục : đúng, đủ ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
-Cách trình bày : lưu loát, gọn gàng, từ ngữ chính xác, không sai chính tả, bố cục chặt chẽ.
	2.- Về nội dung :
	-Giới thiệu về thể thơ lục bát.
	-Trình bày các đặc điểm về hình thức và giá trị biểu đạt của thể thơ.
	-Nêu một vài tác phẩm nổi tiếng viết bằng thể loại lục bát và giá trị của chúng.
	-Kết luận về ý nghĩa của thể thơ đối với người Việt Nam.
	-Thái độ của bản thân đối với thể thơ truyền thống dân tộc.
Biểu điểm:
- Điểm 5 :	Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, có sự sáng tạo trong kĩ năng cũng như về kiến 
 thức, sai không quá 5 lỗi các loại.
- Điểm 4 : 	Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, sai không quá 10 lỗi các loại.
- Điểm 3: Bài làm thiếu một vài ý, sai không quá 10 lỗi các loại.
- Điểm 2: Bài làm có lối diễn đạt còn vụng về chưa thể hiện rõ cách thuyết minh.
- Điểm 1:	Bài làm còn sơ sài, thuyết minh chưa rõ ý, mắc nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0 :	Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
( Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà GK cho điểm)





File đính kèm:

  • docDe thi HKI mon Ngu Van 8(1).doc