Đề kiểm tra học kỳ I Môn: ngữ văn 8 ( thời gian: 90 phút) năm học: 2012- 2013 (Hoài Nhơn)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Môn: ngữ văn 8 ( thời gian: 90 phút) năm học: 2012- 2013 (Hoài Nhơn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 8 ( Thời gian: 90 phút)
NĂM HỌC: 2012- 2013
Trường THCS …………………………….
Họ và tên:………………………………….
Lớp 8A … SBD:………..
GT1
GT2
Mã phách




Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
GK1
GK2
Mã phách




I./Trắc nghiệm ( 3 đ) :gồm 12 câu, mỗi câu 0.25đ
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1.Tác giả của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là ai ?
 A.An-đéc-xen	B.O Hen-ri	C.Xec-van-tét	D.Grim
2.Giôn xy, Xiu là các nhân vật trong tác phẩm nào ?
 A.Chiếc lá cuối cùng	B.Đánh nhau với cối xay gió
 C.Cô bé bán diêm	D.Công chúa hạt đậu
3. “Ôn dịch, thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào ?
 A. Thuyết minh	 B. Tự sự	 C. Nghị luận	 D. Biểu cảm
4.Truyện nào có kết thúc bằng cái chết dữ dội, đau đớn của nhân vật chính ?
 A.Cô bé bán diêm	B.Trong lòng mẹ	C.Lão Hạc	D.Tắt đèn
5.Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám ?
 A.Vì chị là người nghèo khổ nhất từ trước đến nay	
 B.Vì chị là người nông dân mạnh mẽ nhất
 C.Vì chị tuy nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp
 D.Vì chị luôn nhịn nhục trước mọi áp bức
6.Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “Trong lòng mẹ” ? 	
 A.Trình bày nỗi đau khỗ của mẹ bé Hồng	B.Trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng
 C.Trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ	D.Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng
7.Vì sao tác giả An-đéc-xen lại để em bé mộng tưởng thấy lò sưởi và vịt quay trước khi thấy bà nội ?
 A.Vì em bé đang rất lạnh và đói	B.Vì em bé không nghĩ đến bà
 C.Vì em bé quá thương bà	D.Vì tác giả có dụng ý riêng
8.Thế nào là trường từ vựng ?
 A. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.	
 B. Là tập hợp của những từ có nhiều nét nghĩa.
 C Là tập hợp của những từ có cách phát âm giống nhau.	
 D. Là tập hợp của những từ không có nét chung về nghĩa.
9. Câu nào không phải là câu ghép ?
 A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi.	C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
 B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim.	 D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
10. Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
 A. Lạnh lẽo	 B. Mắt mũi	 C. Nói năng	 D. Dai dẳng
11.Từ gạch chân trong câu sau là loại từ gì ? “Anh thương em răng nỏ muốn thương-Sợ lòng bác mẹ như rương khóa rồi”
 A.Từ địa phương	B.Biệt ngữ xã hội	C.Tiếng lóng	D.Tiếng dân tộc thiểu số







12.Người kể chuyện trong văn tự sự có thể kể theo ngôi kể nào ?
 A.Ngôi thứ nhất	 B.Ngôi thứ hai	C.Ngôi thứ ba	D.Có thể kết hợp ngôi nhất và ngôi thứ ba
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1. Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố? ( 2đ)
Câu 2. Viết bài giới thiệu vể thể thơ thất ngôn bát cú ( 5 đ)
Gợi ý:I. Trắc nghiệm ( 3 đ) Mỗi câu đúng 0.25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
C
A
C
C
C
D
A
A
B
B
A
D

II. Tự luận ( 7 đ)
Câu 1: (2 điểm) 
 Giải thích nhan đề “Tức nước vỡ bờ”:
+ Mang tính hình tượng theo qui luật của tự nhiên: Tức nước thì sẽ vỡ bờ, nhan đề câu chuyện được hiểu theo nghĩa chuyển
+ Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng tất sẽ vùng dậy đấu tranh. Hành động vùng lên của chị Dậu thể hiện sức mạnh tiềm tàng, tinh thấn bất khuất kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
+ Hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội : ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. 
Câu 2: (5 điểm)
 Thuyết minh về một thể loại văn học
	1.- Về hình thức :
-Đúng thể loại thuyết minh.
-Bố cục : đúng, đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
-Cách trình bày : lưu loát, gọn gàng, từ ngữ chính xác, không sai chính tả, bố cục chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
	2.- Về nội dung :
	- Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cút.
	- Trình bày các đặc điểm về hình thức và giá trị biểu đạt của thể thơ. ( số lượng câu chữ, bố cục, phép đối…)
	- Nêu một vài tác phẩm đã đọc và đã học viết bằng thể loại này và giá trị của chúng.
	- Ý nghĩa của thể thơ trong văn học nước nhà.
 3. Biểu điểm:
- Điểm 5 :Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, có sự sáng tạo trong kĩ năng cũng như về kiến thức, sai không quá 5 lỗi các loại.
- Điểm 4 :Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, sai không quá 10 lỗi các loại.
- Điểm 3: Bài làm thiếu một vài ý, sai không quá 10 lỗi các loại.
- Điểm 2: Bài làm có lối diễn đạt còn vụng về chưa thể hiện rõ cách thuyết minh.
- Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, thuyết minh chưa rõ ý, mắc nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0 :Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
( Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà Giám khảo cho điểm)








File đính kèm:

  • docde thi hsg van 82.doc
Đề thi liên quan