Đề kiểm tra học kỳ I-Môn ngữ văn 9 năm học 2013- 2014

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I-Môn ngữ văn 9 năm học 2013- 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Phú
Giáo viên: Tôn Thất Trung
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2013- 2014

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Cộng
Chủ đề 1:
Tiếng Việt
- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ


Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa


Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %


1
2
20%

1
2
20%
Chủ đề 2:
 Truyện ngắn
Thơ hiện đại
 Chiếc lược ngà
Đoàn thuyền đánh cá





- Xác định văn bản, năm sáng tác, hình ảnh thơ


Nêu tình huống truyện









Phân tích hình ảnh thơ


Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
 0.5
 1
 10 %
 1
1
10 %
0.5
1
10%

2
3
30%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Hãy tưởng tượng em gặp lại người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.




- Viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %



1
5
50%
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
0.5
1
10 %
1
1
10%
1.5
3
30%
1
5
50%
4
10
100%

Phòng GD&ĐT Đại Lộc
Trường THCS Trần Phú

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: (90ph)

ĐỀ

Câu 1: (2 điểm)
	Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
	a.	Đề huề lưng túi gió trăng,
	 Sau chân theo một vài thằng con con.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
	b.	Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2: (1 điểm)
	Nêu tình huống truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Câu 3: ( 2 điểm)
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
Hai câu thơ có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Hình ảnh “ buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?
Hãy phân tích chất thực và chất lãng mạn của hình ảnh đó.

Câu 4: (5 điểm) Hãy tưởng tượng em gặp lại người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó .



Hết
















KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 2 điểm)	
 a.	Đề huề lưng túi gió trăng,
	 Sau chân theo một vài thằng con con.
	Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người (Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam). (1 đ)
b.	Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…) [Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam]. (1 đ)


Câu 2 : (1 điểm) 
- Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện. (0.5 điểm)
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. (0.5 điểm)


Câu 3: (2 điểm)
 1. 	- Hai câu thơ trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (0,5 đ)
- Hình ảnh vầng trăng là ẩn dụ. (0,5 đ)
 2. Cần làm rõ ý:
 - Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sat rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận: 
 + Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm. (0,5 đ )
 + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhoà đi cánh buồm vất vả, cũ kí à công việc nhẹ nhàng, lãng mạn. (0,5 đ ) 

Câu 4 (5 điểm)

YÊU CẦU:
Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo trên một bài thơ có yếu tố tự sự…
Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.
Bài viết cần vận dụng các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lí. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt bổ trợ: biểu cảm, nghị luận,các yếu tố miêu tả nói chung, miêu tả nội tâm…
Câu chuyện phải làm rõ chủ đề của bài thơ: ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trẻ trung, dũng cảm, lạc quan đã vượt qua gian khổ, khó khăn để thực hiện nguyện vọng của dân tộc – thống nhất đát nước.
Trước khi làm bài, học sinh cần đọc kĩ bài thơ về chi tiết cũng như chủ đề.
Để “nhân vật kể chuyện” gặp nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn 30 năm cần tạo một tình huống truyện hợp lí.
Có thể dựa trên bài thơ tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật: Ví dụ: cảnh xe trên đường ra trận với gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh lái xe quay quần khi trú quân…
DÀN Ý THAM KHẢO:
MỞ BÀI:
 -Tình huống để các nhân vật gặp gỡ:
Đến thăm gia đình thương binh, thăm bảo tang quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩ…gặp được người lính lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.
Hoặc có thể tưởng tượng đến Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ ác liệt và gặp những người lính lái xe..
 ( Lưu ý : tình huống tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách nhân vật của người lái xe)
THÂN BÀI:
 - Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện: Trong những năm tháng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn:
 + Giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cho máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm hòng hủy diệt hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam.
 + Đường Trường Sơn là mục tiêu đánh phá hàng đầu của chúng hòng cắt đứt chi viện từ Bắc vào Nam.
 + Bộ đội và thanh niêm xung phong quyết tâm giữ vững con đường huyết mạch, với tinh thần : “Giặc phá ta cứ đi!”
 + Hằng ngày, những chuyến xe chở đạn dược, lương thực, thuốc men vẫn nối nhau vào tiền tuyến.
( Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, làm rõ ý nghĩa câu chuyện)
- Những gian khổ mà người lính phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị hư hỏng nặng nề, bị méo mó , bị biến dạng hoàn toàn…( Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả…)
- Khắc nghiệt của thời tiết …các chiến sĩ trên xe không kính lại càng gian nan, vất vả…
- Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc…( Kết hợp yếu tố nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận..)
- Sự khâm phục, yêu mến kính trọng của nhân vật “ tôi ”( Sử dụng kết hợp yếu tố độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận..)
III. KẾT BÀI ( Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm nghị luận)
Kết thúc cuộc trò chuyện:
Chia tay người lái xe
Ấn tượng của nhân vật “tôi”
Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.
+ Khâm phục và tự hào về thế hệ ông cha anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang
+ Thấm thía giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được….
3. BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 5: Văn trong sáng, giàu cảm xúc, có bố cục rõ ràng, cân đối . Sử dụng tốt phương thức tự sự, vận dụng tốt yếu tố miêu tả nội tâm và kết hợp yếu tố nghị luận. Không quá 2 lỗi các loại.
- Điểm 4: Đúng thể loại, kết hợp tốt các yếu tố, đầy đủ ý, diễn đạt mạch lạc,có cảm xúc, không quá 4 lỗi các loại .	
Điểm 3: Đúng thể loại, tỏ ra có vận dụng các yếu tố, ý chưa thật đảm báo. Không quá 6 lỗi các loại 
Điểm 2: Nội dung sơ sài, chưa biết vận dụng yếu tố một cách thích hợp hoặc chưa có ý thức kết hợp các yếu tố. Mắc nhiều lỗi các loại .
Điểm 1: Kể lại đối tượng, chưa rõ diễn biến,diễn đạt dài dòng, lủng củng hoặc quá sơ sài. Mắc quá nhiều các loại lỗi.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết một số câu vô nghĩa .

File đính kèm:

  • docNV91_TP3.doc