Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 thời gian 90

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 thời gian 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 

Đề kiểm tra học kỳ I
 Môn Ngữ văn 9
 Thời gian 90’
(Không kể thời gian giao để)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
“Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận, cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: 
Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách: 
Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Tác giả đoạn trích trên là ai?
Nguyễn Du.
Nguyễn Dữ.
Nguyễn Đình Chiểu.
Phạm Đình Hổ.
Tác phẩm thuộc thể loại nào?
Truyện.
Hồi kí.
Tuỳ bút.
Phóng sự.
Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Tự sự.
Lập luận.
Tự sự kết hợp lập luận.
Tự sự kết hợp thuyết minh.
Đoạn trích được kể ở ngôi thứ mấy?
Ngôi thứ nhất số ít.
Ngôi thứ nhất số nhiều
Ngôi thứ hai.
Ngôi thứ ba.
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Cái chết của Vũ Nương.
Cuộc sống của hai cha con ông Trương Sinh sau cái chết của Vũ Nương.
Tâm trạng của Trương Sinh sau cái chết của vợ.
Cái chết của Vũ Nương và sự tỉnh ngộ của Trương Sinh.
Vì sao Trương Sinh tỉnh ngộ?
Vì Vũ Nương đã chết.
Vì đã thấu hiểu nỗi oan của vợ.
Vì động lòng khi thấy Vũ Nương tự tận.
Vì con trai chàng không còn mẹ nữa.
Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho từ “tỉnh ngộ” được sử dụng trong đoạn trích?
Nhận thức ra thế nào là đúng, thế nào là sai.
Bỗng hiểu ra rất nhiều điều.
Hiểu được sự sai lầm và muốn sửa chữa.
Nhận ra mình đã sai.
Từ nào dưới đây không phải là từ ghép?
Tự tận.
Tăm hơi.
Vắng vẻ.
Tỉnh ngộ.
Từ nào dưới đây là từ Hán - Việt?
Tự tận.
Tăm hơi
Vắng vẻ.
Mênh mông.
 Lời thoại: “Đây này!” trong đoạn trích là câu đã bị rút gọn bộ phận nào?
Trạng ngữ.
Chủ ngữ
Vị ngữ.
Cả chủ ngữ và vị ngữ.
 Câu văn: “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!” là kiểu câu gì?
Câu đặc biệt.
Câu đơn
Câu ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập.
 Câu văn: “Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản.” có chứa các thành phần biệt lập nào dưới đây?
Tình thái.
Khởi ngữ
Phụ chú.
Cảm thán.
PHần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 10 câu.
Câu 2: Suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
Đáp án và biểu điểm

PHần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
A
D
D
B
C
C
A
B
D
A
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): 
* Nội dung (1.5 điểm):
+ Giá trị hiện thực: lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người
+ Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
* Hình thức: (0.5 điểm)
Đúng đoạn văn (0.25 điểm)
Đủ số câu (0.25 điểm)
Câu 2 (5 điểm)
* Yêu cầu:
Thể hiện được cảm nhận, suy nghĩ của mình qua việc phân tích những hình ảnh thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. Tình cảm sâu nặng ấy thể hiện qua việc:
+ Cảm thông chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần.
+ Chia sẻ những niềm vui đơn sơ nơi chiến trận; đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh nghệ thuật đẹp cuối bài thơ.
Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thật.
* Biểu điểm: 
Bài viết bố cục rõ ràng, có đủ mở bài, thân bài, kết luận: 1 điểm.
Thân bài: đạt được các yêu cầu đã nêu: 2 điểm
Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thật: 1 điểm
Hình thức trình bày: bài viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp: 1 điểm

 Phòng GDĐT Kiến An
Trường THCS Đồng Hoà.
Họ và tên: ........................................
Lớp: .............
Tuần tiết

Đề kiểm tra học kỳ Ii
 Môn Ngữ văn 9
 Thời gian 90’
(Không kể thời gian giao đề)
PHần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Dù ở gần con.
Dù ở xa con.
Lên rừng xuống bể.
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ, 
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con.
à ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi. 
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc, 
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.

(Trích “Con cò”, Ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả bài thơ trên là ai?
Chế Lan Viên.
Phạm Tiến Duật
Nguyễn Khoa Điềm
Thanh Hải
Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Thơ 4 chữ.
Thơ năm chữ
Thơ tự do.
Thơ tám chữ
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Lập luận
Đoạn thơ trên thuộc phần nào trong bài thơ “Con cò”?
Phần I.
Phần II
Giữa phần II và phần III.
Phần III
Hình ảnh trung tâm trong đoạn thơ trên là:
Con.
Con cò
Người mẹ
Tác giả.
ý nào dưới đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ?
Sự vất vả của người mẹ
Tấm lòng của người mẹ
Tình con đối với mẹ.
Lời ru của mẹ.
Hình ảnh con cò trong bài thơ được xây dựng bằng hình nghệ thuật gì?
So sánh.
Nhân hoá
ẩn dụ
Hoán dụ
Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng:
Thành ngữ.
Tục ngữ
Ca dao
Dân ca
Trong các câu thơ dưới đây, câu nào không phải là câu ca dao?
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phụ, bay ra cánh đồng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng.
 Xét về mục đích nói, câu thơ “Ngủ đi! Ngủ đi!” thuộc kiểu câu gì?
Trần thuật.
Nghi vấn
Cầu khiến.
Cảm thán.
 Trong đoạn thơ sau, thành phần bị gạch chân có quan hệ với nhau như thế nào?
“Dù ở gần con.
Dù ở xa con.
Lên rừng xuống bể.
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con.”
Phụ thuộc
Song song
C. Chính phụ.
 Từ nào dưới đây không phải là danh từ?
Cánh cò
Cánh vạc
Vỗ cánh
Cuộc đời
PHần II: Tự luận (7 điểm)
Lời tâm niệm của tác giả được thể hiện trong hai khổ thơ sau: 

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...”

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Đáp án và biểu điểm.
PHần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Mỗi câu đúng được 0.25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
C
D
B
B
C
C
A
C
C
C
Phần II: Tự luận (7 điểm)
* Yêu cầu: 
Về nội dung: Tập trung làm nổi bật nguyện ước muốn cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân của dân tộc, một sự cống hiến khiêm nhường lặng lẽ suốt cả cuộc đời.
Chú ý: Khai thác các biện pháp tu từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đại từ (ta), nhịp điệu tha thiết, sâu lắng.
Về hình thức: Bài viết bố cục mạch lạc, rã ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
* Biểu điểm:
Bài viết bố cục rõ ràng, có đủ mở bài, thân bài, kết luận: 1 điểm.
Thân bài: đạt được những yêu cầu đã nêu: 4 điểm
Khai thác được các biện pháp tu từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đại từ: 1 điểm.
Hình thức trình bày: bài viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp: 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9 HKI.doc