Đề kiểm tra học kỳ i môn: ngữ văn – lớp 6 Mã đề v618

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ i môn: ngữ văn – lớp 6 Mã đề v618, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kỳ i
Mã đề: v618
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
(Thời gian: 90 phút không kể giao đề).

a-Phần trắc nghiệm: (3,5 điểm).
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng nhất trong mỗi câu hỏi.
“….. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đén lớp khácc, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời…”
 (Thánh Gióng)
Câu 1- Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
A- Biểu cảm B- Tự sự C- Miêu tả D- Nghị luận
Câu 2- Trong đoạn văn trên, từ loại nào được dùng nhiều nhất?
A- Chỉ từ B - Tính từ C- Động từ D - Lượng từ
Câu 3- Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
Miêu tả chân dung người anh hùng Làng Gióng.
Kể lại sự việc Thánh Gióng đánh giặc
Nêu cảm nghĩ về việc Thánh Gióng đánh giặc.
Bàn về ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
Câu 4- Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?
kể sự việc theo thứ tự thời gian (trước, sau).
Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.
Theo vị trí từ xa đến gần.
Không theo thứ tự nào kể trên.
Câu 5- Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào?
A- Ngôi thứ nhất B- Ngôi thứ hai. C- Ngôi thứ 3 D- Cả 3 đều sai
Câu 6- Trong câu: “Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. ” có mấy cụm động từ?
A- Một cụm B- Hai cụm C- Ba cụm D- Bốn cụm.
Câu 7- Trong câu: “Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. ” có mấy cụm danh từ?
A- Một cụm B- Hai cụm C- Ba cụm D- Bốn cụm.
Câu 8- Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
A- Vang dội B- Tráng sĩ C- Chạy trốn D- Đón đầu.
Câu 9- Trong chú thích sau đây, từ: “ áo giáp” được giải nghĩa bằng cách nào?
áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoặc sắt) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Không theo 3 cách nói trên.
Câu 10- Từ: “Đường” trong đoạn văn trên có mấy nghĩa?
A- Một nghĩa B- Hai nghĩa C- Ba nghĩa D- Bốn nghĩa
Câu 11- ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là gì? (Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu nhận định đúng, chữ S nếu nhận định sai). 
Thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc;
 	 Đ S
Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống xâm lược của dân tộc ta;
 Đ S
Bài học giữ nước cùng kinh nghiệm chiến đấu quý giá;
 Đ S

D-Đề cao chiến thắng cuộc kháng chiến chống giặc Ân của nhân dân ta dưới thời đại Hùng Vương. 
 Đ S
B – Phần tự luận (6,5đ)
 Câu 1 (1.5đ)
Cho câu văn sau đây :’’Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.”
Hãy cho biết câu nói trên của ai? Trong văn bản nào? Câu nói ấy chứng tỏ người nói là người như thế nào?
Câu 2(5đ):
 Em hãy kể lại đoạn truyện Thạch Sanh giết chằn tinh bằng ngôi thứ nhất. 

hướng dẫn chấm đề kiểm tra học kỳ i
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
(Thời gian: 90 phút không kể giao đề).
A-phần trắc nghiệm(3,5đ):
Từ câu 1 đến câu 10 mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu 1: B	Câu 2:C	Câu 3:B	Câu 4:A
Câu 5:C	Câu 6:B	Câu 7:A	Câu 8:B
Câu 9:A	Câu 10:A
Câu 11(1đ): (Mỗi đáp án đúng được 0,25đ)
	A-Đúng	B-Đúng	C-Sai	D-Đúng
B-Phần tự luận (6,5đ):
Câu 1(1,5đ): Cho câu văn sau đây :
’’Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.”
Hãy cho biết câu nói trên của ai? Trong văn bản nào? Câu nói ấy chứng tỏ người nói là người như thế nào?
Đáp án: Đó là câu nói của vua Trần Anh Tông nói với Thái Y Lệnh họ Phạm trong văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.” Câu nói ấy chứng tỏ vua là người thương người yêu quý nhân dân, hiểu người hiền tài, quý trọng điều nhân đức.
Câu 2(5đ):
 Em hãy kể lại đoạn truyện Thạch Sanh giết chằn tinh bằng ngôi thứ nhất. 
Đáp án:
Viết được bài văn kể chuyện sáng tạo đạt các yêu cầu sau đây:
-Biết đổi ngôi kể từ ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất.
-Kể đủ nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc.
-Diễn đạt lưu loát bằng lời văn của mình, đặt câu dựng đoạn rõ ràng, đúng ngữ pháp.
-Đổi lời kể theo ngôi kể một cách hợp lý, lô-gic.
-Bài viết có bố cục đủ 3 phần: 
*Mở bài: Thạch Sanh tự giới thiệu việc đi canh miếu thay cho Lý Thông.
*Thân bài: Kể lại diễn biến cuộc đánh nhau với chằn tinh.
*Kết luận: Thạch Sanh xách đầu trằn tinh trở về nhà và cách sử sự của mẹ con Lý Thông.
-Cách cho điểm:
*Bài làm đúng yêu cầu của đề, đạt được các yêu cầu đã nêu ở trên, không mắc quá 5 lỗi thì cho tối đa 5 điểm.
*Bài làm đúng yêu cầu của đề, đủ các ý nhưng việc đổi lời kể theo ngôi kể chưa thật khéo léo, không mắc quá 7 lỗi thì cho 3 - 4 điểm.
*Bài làm đúng yêu cầu của đề nhưng việc đổi lời kể theo ngôi kể chưa hợp lý thì cho 2 điểm.
*Các trường hợp còn lại, người chấm có thể vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt để đánh giá học sinh. 



File đính kèm:

  • docKIEM TRA HK I VAN 6.doc