Đề kiểm tra học kỳ I, môn ngữ văn, lớp 8 (thời gian làm bài 90 phút) Mã đề: v814

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I, môn ngữ văn, lớp 8 (thời gian làm bài 90 phút) Mã đề: v814, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M· ®Ò: v814
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8
(Thời gian làm bài 90 phút)

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào ?
A. Tôi đi học	B. Tức nước vỡ bờ	C. Trong lòng mẹ	D. Lão Hạc
2. Ý nào nói đúng nhất mục đích của tác giả khi viết văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ?
A. Để góp phần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người
B. Để mọi người vĩnh viễn không sử dụng bao bì ni lông nữa
C. Để mọi người cứu Trái Đất đang bị ô nhiễm
D. Để thức tỉnh trách nhiệm cá nhân của mỗi con người đối với Trái đất
3. Nhận định nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của tiếng cười trong câu thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” (Muốn làm thằng Cuội- Tản Đà ?
A. Cười thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát ly, đã tránh xa khỏi cõi trần bụi bặm
B. Cười mỉa mai, khinh bỉ vì cõi trần giờ đây chỉ còn là nơi bé nhỏ
C. Cười hạnh phúc vì mình đã được sánh vai cùng chị Hằng
D. Cười vì càng thoát li trần gian càng thấy buồn
4. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm	B. Có tính chính xác và khách quan
C. Có tính đa nghĩa, giàu cảm xúc	D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh
5. Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
A. Cảm xúc của con người	B. Suy nghĩ của con người
C. Thái độ của con người	D. Hành động của con người
6. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho	biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
D. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
* Đọc đoạn trích “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm !...”
(Lão Hạc – Nam Cao) và trả lời câu hỏi 7 và 8.
7. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên ?
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp	B. Đánh dấu phần bổ sung trước đó
C. Đánh dấu lời đối thoại	D. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
8. Từ “Này” trong phần trích “Này ! Ông giáo ạ !” thuộc từ loại nào dưới đây ?
A. Thán từ	B. Phó từ	C. Trợ từ	D. Tình thái từ
II. Tự luận (6 điểm)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

H­íng dÉn chÊm
	i. phÇn tr¾c nghiÖm (4 ®iÓm, 8 c©u, mçi c©u 0,5®iÓm):

C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
§¸p ¸n
C
A
B
B
C
D
A
A

	Ii. phÇn tù luËn ( 6®iÓm):
	§Ò bµi: ThuyÕt minh vÒ chiÕc nãn l¸ ViÖt Nam.
	a. Më bµi (1 ®iÓm):
	- Giíi thiÖu chung vÒ chiÕc nãn l¸ (Lµ ph­¬ng tiÖn che m­a, n¾ng cña c¸c bµ, c¸c mÑ, c¸c chÞ …).

	b. Th©n bµi (4 ®iÓm): 
	- (1 ®iÓm). Nªu ®­îc lÞch sö cña chiÕc nãn (kh«ng biÕt tõ bao giê chiÕc nãn l¸ ®éi ®Çu ®· g¾n bã th©n thiÕt víi ng­êi phô n÷ ViÖt Nam…).
	- (1 ®iÓm). CÊu t¹o cña chiÕc nãn (H×nh d¸ng, kÝch th­íc, träng l­îng, mµu s¾c, c¸c vËt dông ®Ó cÊu thµnh chiÕc nãn l¸ …).
	- ( 1 ®iÓm). Gi¸ trÞ kinh tÕ, v¨n ho¸, nghÖ thuËt cña chiÕc nãn ( C¸c lo¹i nãn øng víi c¸c gi¸ trÞ kh¸c nhau …).

	c. KÕt bµi ( 1 ®iÓm): 
	- C¶m nghÜ chung vÒ chiÕc nãn trong ®êi sèng hiÖn t¹i (nÐt v¨n ho¸ truyÒn thèng … nhiÒu t¸c dông vµ vÎ ®Ñp …).

File đính kèm:

  • docDe thi kiem tra hoc ki 1 NGU VAN 8 HAY.doc