Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 8 trường THCS Trung Lập

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 8 trường THCS Trung Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIAO DỤC HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS TRUNG LẬP
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

SBD:…………………………………. .ĐỀ LẺ
Chú ý: Phần trắc nghiệm làm vào bảng dưới đây!
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án













Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Nhận xét nào sau đây không đúng với văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc
B. Có tình huống kịch tính cao
C. Có nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo
D. Có giá trị hiện thực sâu sắc

2. Trong văn thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Nhận xét trên, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
3. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của ai ?

A. Đôn Ki - hô – tê
B. Xéc – van - tét
C. Xan – chô Pan – xa
D. Người chứng kiến

4. Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào ?

A.Tiểu thuyết
B. Truyện dài
C. Truyện vừa
D. Truyện ngắn

5. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giầu giá trị biểu cảm
B. Có tính chính xác, khách quan
C. Có tính đa nghĩa, giầu cảm xúc
D. Có tính cá thể giầu hình ảnh

6. Nhận định nào nói không đúng về vẻ đẹp người anh hùng được thể hiện qua bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn “?
A. Có tư thế hiên ngang lẫm liệt
B. Khí phách hiên ngang, không chịu khuất phục trước hpoàn cảnh
C. Ngậm ngùi, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.
D. Luôn giữ vững một niềm tin và ý chí sắt son.



7. Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh ?

A. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm !
C. Dạo này nó lười học quá !
B. Nó đang ngủ ngon lành thật !
D. Cô ấy xinh quá nhỉ !

8. Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá ?
A. 	Chẳng tham nhà ngói ba toà
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
B. 	Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng.
C. 	Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
D. 	Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

9. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ ?
A. Những tên khổng lồ nào cơ ?
B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư ?
C. Giúp tôi với, lạy Chúa !
D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

10. Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa ?

A. Mẹ đi làm nhưng em đi học
B. Mẹ đi làm còn em đi học.
C. Mẹ đi làm, em đi học.
D. Mẹ đi làm và em đi học

11. Dấu hai chấm trong câu: “Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì ?
A. Đánh dấu, báo trước phần bổ sung cho phần trước
B. Đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp
C. Đánh dấu, báo trước lời đối thoại	
D.Đánh dấu, báo trước phần giải thích cho phần trước

12.7. Nhân vật Đôn Ki- hô-tê là một con người:

A. Là con người đáng khinh
B.Là con người đáng chê, nhưng cũng đáng khâm phục 
C. Là con người đáng khâm phục
D. Kết hợp cả A và C

II. Tự luận ( 7 điểm )
Hãy viết một bài văn giới thiệu với mọi người về ngôi trường thân yêu của em !

============Hết===========
PHÒNG GIAO DỤC HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS TRUNG LẬP
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

SBD:…………………………………. ĐỀ CHẴN

Chú ý: Phần trắc nghiệm làm vào bảng dới đây! 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án













Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của ai ?

A. Đôn Ki - hô – tê
B. Xéc – van - tét
C. Xan – chô Pan – xa
D. Người chứng kiến

2. Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào ?

A.Tiểu thuyết
B. Truyện dài
C. Truyện vừa
D. Truyện ngắn

3. . Văn bản thuyết minh có tính chất gi?

A. Có tính chủ quan, giầu cảm xúc
B. Có tính thời sự nóng bỏng
C. Có tính uyên bác, chọn lọc
D. Có tính chính xác, khách quan


4. Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào ?

A. Hoạt động kinh tế
B. Hoạt động chính trị
C. Hoạt động văn hoá
D. Hoạt động xã hội

5. Nhận xét nào sau đây không đúng với văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?

A. Có tình huống kịch tính cao
B.Có giá trị châm biếm sâu sắc 
C. Có nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo
D. Có giá trị hiện thực sâu sắc

6. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ ?
A. Những tên khổng lồ nào cơ ?
B. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao
C. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư ?
D. Giúp tôi với, lạy Chúa !
.

7. Nhân vật Đôn Ki- hô-Tê là một con người:

A. Là con người đáng chê
B. là con người đáng khâm phục
C. Là con người đáng khinh
D. Kết hợp cả A và B
8. Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa ?

A. Mẹ đi làm còn em đi học.
B. Mẹ đi làm nhưng em đi học
C. Mẹ đi làm, em đi học.
D. Mẹ đi làm và em đi học

9. Dấu hai chấm trong câu: “Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì ?
A. Đánh dấu, báo trước phần bổ sung cho phần trước
B. Đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp
C. Đánh dấu, báo trước phần giải thích cho phần trước
D. Đánh dấu, báo trước lời đối thoại

10. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình ?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
D. Là những từ miêu tả tính cách của con người
11. Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh ?

A. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm !
C. Dạo này nó lười học quá !
B. Nó đang ngủ ngon lành thật !
D. Cô ấy xinh quá nhỉ !

12. Câu ca dao nào dưới đây không sử dụng biện pháp nói quá ?
A. 	Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng
B. 	Con rận bằng con ba ba
Đêm mà nó ngáy cả nhà thất kinh
C. 	Đôi ta như thể con tằm
 Con quấn con quýt, con trong con ngoài
 Bao giờ rau riếp làm đình
Gỗ lim thái gém thì mình lấy ta

II. Tự luận ( 7 điểm )
Hãy viết một bài văn giới thiệu với mọi người về ngôi trường thân yêu của em !

============Hết===========

PHONG GIÁO DỤC HUYỆN VĨNH BẢO
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 2008 -2009

TRƯỜNG THCS TRUNG LẬP
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8


I.TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu được 0,25 điểm )

Đê Lẻ

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
B
D
B
C
A
B
D
A
D
B

Đê chẵn

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
D
A
B
B
D
B
C
C
A
C

II. Tự luận ( 7 điểm )
* Yêu cầu: 
1.Nội dung ( 6 điểm )
Văn thuyết minh về bản chất là cung cấp tri thức. Đối tượng thuyết minh ở đây rất gần gũi quyen thuộc với HS. Vì vậy HS chỉ cần nắm vững phương pháp là có thể làm được bài. Bài văn của HS cần đạt được một số ý cơ bản sau:
Giới thiệu được vị trí, tên trường, ( 0,25 đ) lịch sử hình thành (0,25 đ ).
Giới thiệu được quy mô diện tích và cấu trúc của trường một cách tương đối bằng cách dùng từ: hơn, gần…. mé vuông …. ha ).( 0,75 điểm ), ( Không thể đòi hỏi số liệu tuyệt đối chính xác ở HS . Chính xác là 6680mét vuông 
HS thuyết minh khái quát các khu vực của trường ( ao cá, sân trường, sân thể dục, vườn sinh vật cảnh, khu văn phòng, khu phòng học…., ( 1,5 điểm )
Giới thiệu được số lượng cán bộ GV và HS của trường ( số liệu tương đối chính xác bằng cách dùng từ gần, hơn ). ( 0,75 điểm ).
Giới thiệu được các phong trào , các mặt hoạt động của trường như nề nếp, văn nghệ, học tập, lao động, kết quả HS giỏi. GV Giỏi trong những năm gần đây ( 1,5 điểm )
Đưa ra được những nhận định về trường trong trương lai ( 0,5 điểm )
Nêu được ý nghĩa của trường với bản thân HS và đối với xã hội. ( 0,5 điểm ).
* Biểu điểm cho phần nội dung:
Bài được 6 điểm khi đạt được tất cả các ý trên, tri thức trình bày khoa học, chính xác qua các số liệu, sử dụng các phương pháp thuyết minh hơp lí, biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí ở mức độ vừa phải.
Bài được 4-5 điểm khi đạt được các ý trên, hoặc thiếu 1 đến hai ý nhỏ, tri thức trình bày tương đối khoa học, chính xác qua các số liệu, sử dụng các phương pháp thuyết minh ở mức độ khá, biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí ở mức độ thấp.
Bài được 2- 3 điểm khi đạt đượcmột vài ý cơ bản , tri thức trình bày thiếu khoa học, không có số liệu, sử dụng các phương pháp thuyết minh ở mức độ T/B, không có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Bài đạt 1-2 điểm bài ở mức độ quá sơ sài, tri thức trình bày thiếu khao học.
2. Hình thức ( 1 điểm )
- Có bố cục khoa học rõ ràng, phần thân bài có ý thức xây dựng thành nhiều đoạn văn ( 0,5 điểm )
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt không quá 3 lần ( 0,5 điểm )
* Trên đây là những định hướng để các động chí Gv chấm. Thực tế HS có thể thiếu một vài ý nhỏ như lịch sử hình thành, hoặc một khu vực nào đó, một hoạt động nào đó của nhà trường. Nhưng về cơ bản các đặc điểm tiêu biểu nổi bật vẫn phải đảm bảo.
- Thưởng điểm cho HS có cách viết sáng tạo, bài văn có tri thức và có tính thuyết phục. Hoặc có thể dưới dạng một bức thư, một cuộc trò chuyện…( 1 điểm )

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 8.doc