Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh 7 - Năm học: 2008 – 2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh 7 - Năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Hương Lâm. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. Môn sinh 7: Năm học: 2008 – 2009. Thời gian làm bài 45 phút. Câu1: Nêu cấu tạo ngoài của giun đất và vai trò đối với đất trồng? (2đ) Câu2: Nêu tác hại của giun sán kí sinh ở người? Biện pháp phòng tránh? (3đ) Câu3: Tại sao con mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với con ốc sên bò chậm chạp? (2đ). Câu4: Nêu các đặc điểm chung của ngành chân khớp và vai trò thực tiển của chúng? (3đ) HƯỚNG DẨN CHẤM SINH HỌC 7 Câu1: 2 điểm. - Cấu tạo ngoài của giun đất: + Cơ thể dài có đối xứng hai bên, chia đốt. (0,25đ). + Phần đầu có miệng, thành cơ phát triển và đai sinh dục. (0,5đ ) + Phần đuôi có hậu môn. (0,25đ). - Vai trò: + Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất. (0,5đ). + Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể thải ra. (0,5đ). Câu 2: 3 điểm. - Tác hại: + Kí sinh tiết chất độc vào máu gây đau bụng, buồn nôn. (0,5đ). + Lấy chất dinh dưỡng làm cơ thể gầy yếu, xanh xao. (0,5đ). + Có khi gây tắc ruột, tắc ống mật, gây ngứa ngáy khó chịu. (0,5đ). - Biện pháp: + Gĩư vệ sinh ăn uống (ăn chính uống sôi, không ăn tái, ăn sống...) 0,25đ. + Gĩư vệ sinh cán nhân, môi trường (rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, xử lý phân bón trước khi bón cho hoa màu... ).0,5đ. + Tẩy giun sán định kỳ 2 lần / năm.(0,25đ) Câu 3: 2 điểm. - vì mực vẫn mang các đặc điểm của ngành thân mềm: Cơ thể mềm không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa... (2đ) Câu 4: 3 điểm. * Đặc điểm: - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và là chổ bám cho cơ. (0,5đ). - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau (0,5đ). - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác (0,5đ). * Vai trò: - Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn cho động vật khác, làm thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, làm sạch môi trường. (0,75đ). - Tác hại: Làm hại cho nông nghiệp, cây trồng, gỗ, tàu thuyền, áo quần..., là động vật trung gian truyền bệnh. (0,75đ)
File đính kèm:
- De Thi Sinh 7HKI So 1.doc