Đề kiểm tra học kỳ I môn: sinh học 6 thời gian: 60 phút (không kể giao đề)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: sinh học 6 thời gian: 60 phút (không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 60 phút (không kể giao đề) I/ MỤC TIÊU: 1/ KT: HS nhớ lại được: - Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm. - Nêu được đặc điểm của lá gồm: cuống, phiến, gân lá. 2/ KN: - Trình bày được thân dài ra do sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn - Viết được sơ đồ quang hợp, ý nghĩa của quá trình quang hợp - Thiết kế thí nghiệm sự dài ra của thân. - Giải thích được một số đặc điểm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của củ khoai lang. 3/ TĐ: GD hs nghiêm túc làm bài. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III/ THIẾT LẬP MA TRẬN Đ.giá KT Biết Hiểu Vận dụng Tống số điềm Thấp Cao Chương 2 RỄ (5 tiết) 1 câu 2 điểm Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm. 2 điểm Tỉ lệ: 10% 2 điểm = 100% 20% Chương 3 THÂN (8 tiết) 2 câu 3 điểm Trình bày được thân dài ra do sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn Thiết kế thí nghiệm sự dài ra của thân. 3 điểm Tỉ lệ: 30% 1 điểm = 33,3% 2 điểm = 66,7% 30% Chương 4 LÁ (9 tiết) 2 câu 4 điểm Nêu được đặc điểm của lá gồm: cuống, phiến, gân lá. Viết được sơ đồ quang hợp, ý nghĩa của quá trình quang hợp. 4 điểm Tỉ lệ: 40% 1 điểm = 25% 3 điểm = 75% 40% Chương V,VI SINH SẢN (4 tiết) 1 câu 1 điểm Giải thích được một số đặc điểm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của khoai lang. 1 điểm Tỉ lệ: 10% 1 điểm = 100% Tổng 3 điểm 4 điểm 3 điểm 10 điểm IV/ BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN: 1/ Có mấy loại rễ chính? Hãy kể tên và nêu đặc điểm của từng loại đó. (2 điểm) 2/ Thân dài ra do đâu? Làm thí nghiệm như thế nào để biết được điều đó? (3 điểm) 3/ Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào? (1 điểm) 4/ Viết sơ đồ quang hợp. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? (3 điểm) 5/ Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Vì sao không trồng khoai lang bằng củ? (1 điểm) V/ HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm 1 - Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm - Rễ cọc: có 1 rễ cái to, khỏe đâm sâu, xung quanh nhiều rễ con - Rễ chùm: các rễ mọc ra từ gốc thân với kích thước bằng nhau 1,0 0,5 0,5 2 - Thân dài ra do sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn - Dùng 2 cây đậu bằng nhau trồng vào 2 chậu - Một chậu cây ngắt ngọn, 1 chậu cây không ngắt ngọn - Sau 3 – 4 ngày, dùng thước đo, so sánh chiều cao 2 cây đó. - Kết luận thân dài ra do phần ngọn (tế bào mps ngọn) 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Cuống lá, phiến lá, gân lá, một số có bẹ lá. 1,0 4 - Sơ đồ: Nước + Khí cacbonic as, dl Tinh bột + Khí oxi - Ý nghĩa: + Cung cấp chất hữu cơ làm thức ăn cho người và động vật + Cung cấp oxi cho sinh vật hô hấp. 1,0 1,0 1,0 5 - Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát - Vì củ chứa chất dự trữ để làm thức ăn, còn thân có thể sinh sản được nên trồng bằng thân. 0,5 0,5 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Môn: Sinh học 6. 1/ Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của từng thành phần đó. 2/ Rễ cây có những biến dạng nào? Cho ví dụ từng loại biến dạng đó. 3/ Làm thí nghiệm như thế nào để biết được thân dài ra do đâu? 4/ Vì sao không nên bóc vỏ, làm dập vỏ hay dùng dây buộc chặt thân cây? 5/ Có mấy loại rễ chính? Hãy kể tên và nêu đặc điểm của từng loại đó. 6/ Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào? 7/ Viết sơ đồ quang hợp. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? 8/ Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Vì sao không trồng khoai lang bằng củ? ĐÁP ÁN 1/ - Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định - Màng sinh chất: bao bọc ngoài tế bào chất - Chất tế bào: diễn ra các hoạt động sống của tế bào - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 2/ - Rễ củ: củ khoai lang, của cà rốt… - Rễ móc: cây trầu không, cây trầu bà… - Rễ thở: rễ cây bần, rễ cây bụt mọc… - Giác mút: tầm gửi, tơ hồng… 3/ - Dùng 2 cây đậu bằng nhau trồng vào 2 chậu - Một chậu cây ngắt ngọn, 1 chậu cây không ngắt ngọn - Sau 3 – 4 ngày, dùng thước đo, so sánh chiều cao 2 cây đó. - Kết luận thân dài ra do phần ngọn 4/ - Làm tổn thương hoặc phá hủy mạch rây - Không vận chuyển được chất hữu cơ xuống phần rễ - Cây sẽ chết. 5/ - Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm - Rễ cọc: có 1 rễ cái to, khỏe đâm sâu, xung quanh nhiều rễ con - Rễ chùm: các rễ mọc ra từ gốc thân với kích thước bằng nhau 6/ Cuống lá, phiến lá, gân lá, một số có bẹ lá. 7/ - Sơ đồ: Nước + Khí cacbonic as, dl Tinh bột + Khí oxi - Ý nghĩa: + Cung cấp chất hữu cơ làm thức ăn cho người và động vật + Cung cấp oxi cho sinh vật hô hấp. 8/ - Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát - Vì củ chứa chất dự trữ để làm thức ăn, còn thân có thể sinh sản được nên trồng bằng thân.
File đính kèm:
- Kiem tra Hoc ky I mon Sinh lop 6.doc