Đề kiểm tra học kỳ I môn sinh học 7 năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Mỹ Thọ

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn sinh học 7 năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Mỹ Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD PHÙ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. MÔN SINH HỌC 7
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học :2010-2011
 Đề 
 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 ĐIỂM ).
Câu 1 Hãy khoanh tròn vào những chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng:
Động vật nguyên sinh có lối sống chủ yếu:
a. tự dưỡng. b. dị dưỡng.
c. kí sinh gây bệnh. d. cả a, b, c đều đúng.
Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:
a. máu người. b. phổi của người.
c. ruột của động vật. d. khắp nơi trong cơ thể người.
Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức là:
a. thụ tinh. b. tái sinh.
 c. mọc chồi. d. tái sinh và mọc chồi
Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:
a. gan. b. ruột non.
 c. ruột già. d. thận
Loài nào không được xếp vào ngành thân mềm ?
a. mực. b. sò.
 	c. sứa. d. ốc sên.
 6. Đặc điểm nào sau đây là của ngành thân mềm ?
 a. thường không phân đốt và có vỏ đá vôi. b. cơ thể thường phân đốt.
 c. miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ. d. cơ thể hình trụ hay hình dù với hai lớp tế bào.
7 Lợi ích chung của sâu bọ và nhện là:
 a. giúp thụ phấn cho thực vật. b. tham gia tiêu diệt các sâu bọ gây hại.
 c. là nguồn thức ăn cho các động vật lớn. d. cả a, b, c đều đúng.
8 Vai trò lớn của giáp xác đối với con người là:
 a. giá trị thực phẩm. b. nguyên liệu làm thuốc.
 c.giá trị xuất khẩu cao. d. cả a, và c. 
9 Loài nào sau đây không được xếp vào lớp giáp xác ?
 a. cua. b. tôm hùm.
 c. bọ cạp. d. chân kiếm
10 Cơ thể có cấu tạo gồm 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng là đặc điểm của lớp nào ?
 a. lớp giáp xác. b. lớp sâu bọ
 c. lớp hình nhện. d. cả a và c.
 Câu 2 Hãy chọn chức năng ở cột B sao cho phù hợp với các phần phụ của tôm ở cột A.
CỘT A
CỘT B
GHÉP
1. Hai mắt kép, hai đôi râu.
2. Chân kìm, chân bò.
3. Chân hàm.
4. Chân bơi.
a. Giữ và xử lí mồi.
b. Định hướng và phát hiện mồi.
c. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
d. Bắt mồi và bò.
1 +
2 +
3 +
4 +.
II. TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM ).
Câu 1: Trình bày vai trò của ngành thân mềm ? cho ví dụ ? (2.0 điểm ).
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp ? (2.0 điểm ).
Câu 3: Tại sao các loài thuộc ngành chân khớp lớn lên phải qua nhiều lần lột xác ? (1.0 điểm ).
=======================================
 PHÒNG GD PHÙ MỸ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. MÔN SINH HỌC 7
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học :2010-2011
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 ĐIỂM ).
 Câu 1
Câu hỏi 
Đáp án
Điểm
1
b
0.3
2
a
0.3
3
c
0.3
4
b
0.3
5
c
0.3
6
a
0.3
7
b
0.3
8
d
0.3
9
c
0.3
10
d
0.3
Cộng 
3.0
Câu 2:
Đáp án
Điểm
1 + b
2 + d
3 + a
4 + c
0.5
0.5
0.5
0.5
Cộng 
2.0
II. TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM ).
Câu 1: HS trình bày được:
*Lợi ích:
Làm thực phẩm cho người: trai, mực ( 0.25 điểm )
Làm thức ăn cho động vật khác: mực, ốc. ( 0.25 điểm )
Làm đồ trang trí: vỏ ốc  ( 0.25 điểm )
Làm đồ trang sức: ngọc trai ( 0.25 điểm )
Làm sạch môi trường nước:vẹm, trai, ốc... ( 0.25 điểm )
Có giá trị xuất khẩu: trai, mực, sò huyết ( 0.25 điểm )
Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch vỏ ốc,.sò.. . ( 0.25 điểm )
* tác hại : ( 0.25 điểm ) 
 - Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc bưu vàng...
 - Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc mút...
Câu 2: HS trình bày được:
Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. (0.5 điểm ).
Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chổ bám cho các cơ. (1.0 điểm ).
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. ( 0.5 điểm ).
Câu 3: HS trình bày được:
 - Có lớp vỏ kitin cứng nên lớn lên phải qua lột xác. (1.0 điểm ).
 ====================================

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI I SNH timesnew roman.doc
Đề thi liên quan