Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học 9 - Đề tham khảo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học 9 - Đề tham khảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ THUẬN AN TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Đề tham khảo) MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2012-2013 A.MA TRẬN: Các chủ đề chính Các mức độ nhận thức Tổng cộng Nhận biết 40% Thông hiểu 40% Vdụng thấp 20% TN TL TN TL TN TL Chương I: Các thí nghiệm của Menđen (7 tiết) - Thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng - Kết quả lai phân tích - Hiện tượng di truyền - Biến dị tổ hợp - Kiểu gen đồng hợp, dị hợp % điểm câu 15% 1,5đ 6 câu 5% 0,5đ 2 câu 20% 2đ 8 câu Chương II: NST (7 tiết) Cơ chế xác định NST giới tính % điểm câu 30% 3đ 1 câu 30% 3đ 1 câu Chương III: ADN và gen (6 tiết) - Nguyên tắc bổ sung - Chức năng của gen Mối quan hệ giữa gen và ARN % điểm câu 5% 0,5đ 2 câu 20% 2đ 1 câu 25% 2,5đ 1 câu Chương IV: Biến dị (7 tiết) Khái niệm, vai trò của đột biến gen - Phân biệt đột biến, thường biến % điểm câu 20% 2đ 1 câu 5% 0,5đ 2 câu 25% 2,5đ 3 câu 100% Tổng số điểm 20% 2đ 8 câu 20% 2đ 1 câu 10% 1đ 4 câu 30% 3đ 1 câu 20% 2 điểm 1 câu 100% 10đ 15 câu B.ĐỀ THI: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) HS chọn ý đúng nhất trong các câu sau: 1. Khi lai cây đậu hoa đỏ với cây hoa trắng trong thí nghiệm của Menđen F1 thu được: A. Toàn hoa đỏ B. 1 đỏ : 1 trắng C. toàn hoa trắng D. 3 đỏ: 1 trắng 2. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được: A. Toàn quả vàng B. 1 đỏ : 1 vàng C. Toàn quả đỏ D. 3 đỏ : 1 vàng 3. Biến dị tổ hợp là: A. Con giống bố mẹ B. Con khác bố mẹ C. Con khác bố D. Con khác mẹ 4. Kiểu gen đồng hợp là: A. AaBB B. AABb C. AAbb D. Aabb 5. Cặp tính trạng tương phản: A. thân cao, thân lùn B. Vỏ xám, quả lục C. Hạt vàng, hạt nhăn D. hoa đỏ, vỏ nhăn 6. Lai cặp bố mẹ thuần chủng, tính trạng biểu hiện ở F1 là: A. tính trạng trội B. tính trạng lặn C. tính trạng trung gian D. 3 trội:1 lặn 7. Hiện tượng di truyền là: A. Con giống bố mẹ B. Bố mẹ truyền cho con các tính trạng của mình C. Con giống tổ tiên D. Truyền đạt tính trạng tổ tiên, bố mẹ cho con cháu 8. Menđen đã chọn mấy cặp tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan để lai? A. 4 cặp B. 5 cặp C. 6 cặp D. 7 cặp 9. Chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là: A. ADN B. rARN C.mARN D. tARN 10. Theo nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong phân tử ADN, A liên kết với: A. T B. A C. G D. X 11. Kiểu hình là A. kết quả biểu hiện của đột biến B. kết quả sự tác động của kiểu gen C. kết quả sự tác động của môi trường D. kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường 12. Đặc điểm của thường biến là A. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình B. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình C. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình D. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Đột biến gen là gì? Thường có những dạng nào?. Vai trò của đột biến gen (2đ). Câu 2: Cơ chế xác định NST giới tính ở người. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1? (3đ) Câu 3: : Cho đoạn mạch gen có cấu trúc như sau: - A - G - T - X - X - T - a. Viết cấu trúc của 2 phân tử ADN con. b. Viết đoạn mạch ARN được tổng hợp từ đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch trên. (2đ) Duyệt BGH Tổ trưởng chuyên môn Người ra đề C.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng đạt 0,25đ. 12 câu x 0,25đ = 3đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B C A A D D A B D B II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Thường có các dạng: mất, thêm hoặc thay thế 1 cặp nuclêôtit. (1đ). Vai trò của đột biến gen: thường có hại cho bản thân sinh vật (vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin). ĐBG có khi có lợi cho con người. (1đ) Câu 2: Cơ chế xác định NST giới tính ở người: : P: 44A+XX x 44A+XY 0,5đ G: 22A+X 22A+X:22A+Y 0,5đ F1: 44A+XX : 44A+XY 0,5đ 1 con gái : 1 con trai 0,5đ Giải thích: Do 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau nên qua thụ tinh với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1. (1đ) Câu 3: - A - G - T - X - X - T - (Mạch 1) a. Đoạn mạch gen bổ sung với đoạn mạch trên là: - T - X - T - G - G - A - (Mạch 2) (0,5đ) 2 phân tử ADN con là: + ADN con 1: Mạch 1 : – A – G – T – X – X – T – (mạch cũ) (0,25đ) Mạch 1’: – T – X – A – G – G – A – (mạch mới) (0,25đ) + ADN con 2: Mạch 2’: – A – G – T – X – X – T – (mạch mới) (0,25đ) Mạch 2: – T – X – A – G – G – A – (mạch cũ) (0,25đ) b. Đoạn mạch ARN: Đoạn mạch bổ sung (mạch khuôn): - T - X - T - G - G - A - Đoạn mạch ARN: - A - G - A - X - X - U - (0,5đ)
File đính kèm:
- DethiHKI(1).doc