Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh Học - Trường THCS Khe Sanh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh Học - Trường THCS Khe Sanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Hướng Hóa ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THCS Khe Sanh Môn: Sinh Học Thời gian: 45phút Điểm Lời phê của thầy cô giáo Đề ra: Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm sông? Câu 2: Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng chống? Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp? Kể tên các loài thuộc 3 lớp của ngành chân khớp mà các em đã học. Câu 4: Em hãy nêu tầm quan trọng của ĐVKXS.Hiện nay các loài ĐVKXS có giá trị bị khai thác quá mức dẫn đến hậu quả gì? Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: 2điểm Vỏ: kitin ngấm caxi , cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể Có sắc tố phù hợp với màu sắc của môi trường( 0,5đ) Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực và bụng *Phần đầu ngực: (1đ) - Mắt, râu: Định hưóng và phát hiện mồi.(0,4đ) - Chân hàm: Giữ và xử lý mồi.(0,3đ) -Chân ngực: Bò và bắt mồi.(0,3đ) * Bụng:(0,5đ) - Chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng(con cái).(0,25) - Tấm lái: bơi và giúp tôm bơi giật lùi.(0,25) Câu 2: 2 điểm * Vòng đời của giun đũa:(1,5đ) Giun đũa gđẻ trứng gấu trùng trong (Ruột người) trứng i thức ăn sống i Ruột non ( ấu trùng) i ruột, gan, tim, phổi * Phòng chống :(0,5đ) + Giữ vệ sinh môi trường,vệ sinh cá nhân khi ăn uống .(0,25) + Tẩy giun định kì.(0,25) Câu 3: (3đ) * Đặc điểm chung của ngành chân khớp:(1đ) -Có vỏ kitin che chở bên ngời và làm chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. -Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. *Tên các loài thuộc 3 lớp của ngành chân khớp mà các em đã học là:(1đ) - Lớp giáp xác: Tôm, cua, mọt ẩm,sun, rận nước, tép,rạm, ghẹ - lớp hình nhện: nhện, cái ghẻ, bọ cạp,con ve bò - Lớp sâu bọ: Châu chấu, chuồn chuồn, dế mèn,chấy, rận, ong mật Câu 4: ( 3đ) *Tầm quan trọng của ĐVKXS: + Lợi ích( 1,25đ) - Làm thực phẩm - Có giá trị xúât khẩu - Được nhân nuôi - Có giá trị chữa bệnh - Làm đồ trang trí. + Tác hại: ( 0,5đ) - Làm hại cơ thể động vật và người. - Làm hại thực vật. * Hiện nay các loài ĐVKXS có giá trị bị khai thác quá mức dẫn đến hậu quả:(0,75đ) - Cạn kiệt nguồn tài nguyên có giá trị. - Ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của các loài khác trong hệ sinh thái. - Mất cân bằng sinh thái. * Biện pháp khắc phục:(0,5đ) - Có kế hoạch nuôi trồng, bảo vệ và khai thác hợp lý GV ra đề: Võ Thị Mỹ Dung
File đính kèm:
- KTHK.doc