Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh lớp 7 - Năm học 2011 - 2012

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh lớp 7 - Năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MƠN SINH LỚP 7- NĂM HỌC 2011-2012
I. Ma trận:
Tên chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I.
Ngành ĐVNS.
 (5t)
Số câu: 1 câu.
20%=2đ
Vẽ hình cấu tạo trùng roi, chứng minh đặc điểm trùng roi trong mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật và thực vật.
1 câu.
100%=2đ
Chương II
Ngành Ruột khoang.
 (3t)
Số câu: 4 câu
10%= 1đ
Nêu cấu tạo của Ruột khoang .
2 câu
50%=0,5đ
Minh họa RK là động vật đa bào, khoang ruột dạng túi.
2 câu
50%=0,5đ
Chương III.
Các ngành giun.
 (7t)
Số câu: 3 câu
25%=2,5đ
Nêu cấu tạo ,tác hại của giun đũa. 
2 câu
20%=0,5đ
Hãy phân biệt ngành RK với ngành GD, biện pháp phòng chống GD.
1 câu.
80%=2đ
Chương IV
Ngành Thân mềm.
 (4t)
Số câu: 3 câu
15%=1,5đ
Nêu đặc điểm và sự đa dạng của Thân mềm.
1 câu
70%=1đ
Lựa chọn các đại diện thuộc ngành TM, sự tạo thành vỏ trai.
2 câu
30%=0,5đ
Chương V
Ngành Chân khớp.
 (9t)
Số câu: 2 câu
30%=3đ
Sắp xếp phần phụ tôm phù hợp với chức năng chính.
1 câu
30%=1đ
Giải thích vì sao hệ tuần hoàn sâu bọ đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển. Trình bày cấu tạo trong của châu chấu.
1 câu
70%=2đ
Tổng cộng:
Số câu: 13 câu
100%=10đ
5 câu
20%=2đ
5 câu
20%=2đ
2 câu
40%= 4đ
1 câu
20%=2đ
II. Nội dung đề kiểm tra theo ma trận:
I/ Trắc nghiệm: 4đ.
Câu 1: Đánh dấu x vào ý đúng nhất trong các câu sau : (2đ)
 Câu 1.1 : Thủy tức là động vật đa bào vì:
 a/ Có cơ thể lớn . b/ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào . c/ Khoang ruột dạng túi. d/ Có tế bào gai
 Câu 1.2: Khoang ruột của ruột khoang có dạng túi vì:
 a/ Có hình dạng như cái túi. b/ Có túi để chứa và tiêu hóa thức ăn.
 c/ Chỉ có một lỗ duy nhất thông với ngoài. d/ Chưa có hậu môn.
 Câu 1.3: Thủy tức có hệ thần kinh dạng :
 a/ Lưới b/ Chuỗi hạch c/ Sợi d/Ống.
 Câu 1.4: Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ phận nào của san hô?
 a/ Tế bào gai . b/ Khoang ruột . c/ Thành cơ thể. d/ Khung xương .
 Câu 1.5: Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây tác hại:
 a/ Tắc ruột, tắc ống mật . b/ Hút chất dinh dưỡng. c/ Gây đau bụng. d/ Cả a,b,c đều đúng .
Câu 1.6: Lớp vỏ cuticun bao bọc cơ thể giun đũa có tác dụng:
 a/ Không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột người . b/ Bảo vệ cơ thể khi di chuyển.
 c/ Giúp cơ thể cứng . d/ Hô hấp.
 Câu 1.7: Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành Thân mềm?
 a/ Trai, ốc, sò, hến, đỉa . b/ Vẹm , hàu, ngao, ốc, bào ngư , hải quỳ.
 c/ Trai ngọc, ốc anh vũ, sò huyết, hà sông. d/ Trai, tôm, cua, mực, bạch tuộc.
 Câu 1. 8: Bộ phận tạo thành vỏ trai là:
 a/ Khoang áo. b/ Áo. c/ Cơ khép vỏ. d/ Vòng xoắn vỏ .
Câu 2: Hãy sắp xếp các ý ở (cột A) các phần phụ tôm với (cột B ) chức năng chính cho phù hợp:
 (Cột A) Các phần phụ tôm.
 (Cột B) Chức năng chính .
1 . Mắt, râu
2. Các chân hàm.
3. Các chân ngực.
4. Các chân bụng.
5. Tấm lái.
a. Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng.
b. Định hướng và phát hiện mồi.
c. Lái và giúp tôm bơi giật lùi.
d. Giữ và xử lí mồi.
 Đáp án : 1......; 2.......; 3.......; 4........; 5.........
Câu 3 : Điền vào dấu chấm(........) đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu sau :
 1/ Mực bơi nhanh được xếp cùng ngành với ốc bò chậm.
 2/ Mực, bạch tuộc, ốc, trai, sứa, có thân mềm được xếp vào ngành Thân mềm.
 3/ Tâùt cả động vật thuộc ngành Thân mềm đều có thân mềm và không phân đốt.
 4/ Khoang áo là môi trường dinh dưỡng của trai.
 Đáp án : 1/.........; 2/.......... ; 3/ ......... ; 4/ ..........
 II/ Tự luận : 6đ
Câu 4: Trình bày cấu tạo trong của châu chấu . Giải thích tại sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? (2đ)
Câu 5: Phân biệt ngành Ruột khoang với ngành Giun dẹp về cấu tạo, lối sống, sinh sản . Ý thức của em như thế nào trong việc phòng tránh giun dẹp kí sinh? (2đ)
Câu 6 : Vẽ hình có chú thích cấu tạo cơ thể trùng roi .Đặc điểm nào của trùng roi gợi cho ta mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật và thực vật? (2đ)
III . Đáp án và thang điểm.
Câu
 Nội dung
Điểm
1
1.1 b . 1.2 c . 1.3 a . 1.4 d . 1.5 d. 1.6 a . 1.7 c . 1.8b .
2
2
1 b . 2 d . 3..... . 4 a . 5 c .
1
3
1 Đ . 2 S .3 Đ . 4 Đ .
1
4
- Cấu tạo trong của châu chấu :
 + Hệ tiêu hóa : có thêm ruột tịt tiết dịch vị đổ vào dạ dày để tiêu hóa thức ăn.
+ Hệ hô hấp : Hệ thống ống khí phân nhánh chằng chịt đem ô xy đến tận tế bào.
+ Hệ tuần hoàn đơn giản, hệ mạch hở, tim hình ống đẩy máu đem chất dinh dưỡng đến tế bào.
+ Hệ thần kinh : dạng chuỗi hạch.
- Hệ tuần hoàn thường có 2 chức năng chính là : mang ôxy và dinh dưỡng đến cho các tế bào. Mà ở sâu bọ hệ thống ống khí phát triển đảm nhận chức năng mang ôxy đến tận các tế bào không thông qua hệ tuần hoàn , nên hệ tuần hoàn trở nên đơn giản.
1
1
5
- Phân biệt ngành RK với ngành GD về cấu tạo, lối sống, sinh sản:
 Ruột khoang
 Giun dẹp
Cấu tạo
- Cơ thể có dạng túi.
- Đối xứng tỏa tròn.
- Không có giác bám.
- Cơ thể dẹp.
- Đối xứng 2 bên.
- Có giác bám phát triển.
Lối sống
Sống tự do đơn độc hay tập đoàn.
Sống tự do hay kí sinh
Sinh sản
- Vô tính và hữu tính.
- Aáu trùng không qua vật chủ trung gian
- Hữu tính
- Aáu trùng phát triển qua vật chủ trung gian.
- Phòng tránh GD: 
+ Giữ vệ sinh ăn uống cho người và gia súc, vệ sinh môi trường, không tiếp xúc trực tiếp với nước ô nhiễm.
+ Không nên ăn thịt ở dạng sống, không ăn thịt lợn, trâu, bò bị bệnh gạo .
+ Tuyên truyền cho mọi người biết để cùng phòng tránh .
+ Tẩy sán định kì.
1
1
6
- Vẽ hình 4.1 có chú thích 
- Trùng roi có 2 cách dinh dưỡng: vừa tự dưỡng( giống thực vật), vừa dị dưỡng( giống động vật) . qua đó chứng tỏ ĐV và TV có chung nguồn gốc .
1,5
0,5

File đính kèm:

  • docDe va dap an Sinh 7 HKI 20112012.doc
Đề thi liên quan