Đề kiểm tra học kỳ I môn: Văn 7

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: Văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tây Hưng
đề kiểm tra học kỳ i
Môn: Văn 7 - Thời gian: 90
I. Trắc nghiệm khách quan:
Ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng vào giấy thi.
1. ở nước ta bài thơ “ Sông núi nước nam” thường được gọ là gì?
A. Hồi kèn xung trận 
C. áng thiên cổ hùng văn
B. Khúc ca khải hoàn
D.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên 
2. Bài “Sông núi nước nam ”được viết cùng thể thơ với bài nào ?
A. Phô giá về kinh . 	C. Bánh trôi nước
B.Bài ca Côn Sơn .	D.Qua Đèo Ngang
3. Bài thơ “ Sông núi nước nam ” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
B. Lý thường kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
C. Trần Quang khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương
D. Quang Trung đại phá quân Thanh 
4. Bài thơ “ Sông núi nước Nam” đã nêu bật điều gì?
A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.
C. Nước Nam rộng lớn hùng mạnh có thể sánh vai với các cường quốc khác.
D. Nước Nam có nhiều anh hùng mạnh có thể sánh ngang với các cường quốc khác
5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “Sơn Hà”.
A. Giang Sơn
C. Đất nước
B. Sông núi
D. Sơn Thủy
6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu hình ảnh
B. Sử dụng Điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.
C. Ngôn ngữ sáng tỏ, cô đúc hòa trộn giữa ý tưởng và cảm xúc
D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng
7. Trong các bài thơ sau bài thơ nào là thơ đường?
A. Phò giá về kinh
C. Cảnh khuya
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
D. Rằm tháng riêng
8. Nhận xét nào không đúng về tác phẩm trữ tình
A. Tác phaamr trữ tình không thuộc văn bản biểu cảm.
B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm
D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự, miêu tả.
9. Thánh ngữ trong câu: “ Mẹ đã phảI một nắng hai sương vì chúng con, giữ vai trò gì?
A. Chủ ngữ
C. Bổ ngữ
B. Vị ngữ
D. Trạng ngữ
10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong 2 câu sau:
	“ Con cá đối bỏ trong cối đá.
	Con mèo cái nằm trên mái kèo”
A. Từ Đồng âm
C. Nối lái
B. Cặp từ trái nghĩa
D. Điệp âm
II. Tự luận.
Câu 1. Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ: “ Ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan và ‘bạn đến chơ nhà” – Nguyễn Khuyến.
Câu 2. Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất.
Đáp án
1. Trắc nghiệm: 2,5 đ ( mỗi ý 0,25 đ)
1-D
3- B
5- D
7- B
9- B
2- C
4- D
6- C
8- B
10 - C
II. Tự luận
Câu 1: ( 2 đ) 
“ta với ta” ở bài thơ qua đèo ngang (1 đ)
Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình
Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la.
“ ta với ta” ở bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
Chỉ tác giả với người bạn.
Sự chan hòa, chia sẻ ấm áp của tình bạn bè thắm thiết
Câu 2 ( 5,5 đ)
1. Mở bài: ( 1 điểm)
- Giới thiệu người thân yêu nhất.
- Tình cảm chung
2. Thân bài: (3,5 điểm)
- Biểu cảm về hình dáng, công việc
- Biểu cảm về tính cách
- Biểu cảm về sự quan tâm của ngườiđó với mọi người xung quanh
- Biểu cảm về người đó với bản thân em
3. Kết luận: (1 điểm)
- Khẳng định lại tình cảm, ấn tượng của mình với người thân yêu đó.

File đính kèm:

  • docVan 7.doc