Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí 6 năm học 2012

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí 6 năm học 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 6
NĂM HỌC 2012
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích 
5 tiết
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng 
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng
Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
Xác định được độ dài, thể tích chất lỏng trong một số tình huống thông thường.
Số câu 
Điểm
Tỉ lệ %
2
1đ
10%
1
0,5đ
5%
1
1,5đ
15%
4
3
30%
2. Khối lượng và lực 
 9tiết
Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
 Nêu được đơn vị lực.
 Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
Nhận biết được trọng lượng là lực hút của trái đất.
Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m
 Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d). Viết được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng, nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Nêu được ví dụ về một số lực. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít
Vận dụng được công thức P = 10m. 
Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
2
1,5đ
15%
1
1,5đ
15%
4
2đ
20%
1
1đ
10%
8
6,0
60%
3. Máy cơ đơn giản, mpn
Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Chỉ rõ được lợi ích của máy cơ đơn giản.
Số câu 
1
Câu 10(21)
1
Điểm
0,5đ
0,5
5%
TS câu
5
1
5
1
1
13
TS điểm
2,5
1,5
2,5
2,5
1
10
II. ĐỀ BÀI :
Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất: (4đ)
1. Vật nào dưới đây không có tính chất đàn hồi?
A. Cục đất sét	 B. Quả bóng bàn	C. Quả bóng cao su	D. một chiếc lò xo
2. Lực mà lò xo tác dụng lên tay khi ta dùng tay ép lò xo đó lại là:
	A. Trọng lực	B. Lực hút	C. Lực đàn hồi 	D. Lực kéo 
3. Khi một quả bóng đập vào bức tường, lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả gì?
	A. Làm biến đổi chuyển động của quả bóng
	 B. Làm quả bóng bị biến dạng
	C. Không gây ra kết quả gì
	D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm quả bóng bị biến đổi chuyển động.
4. Đơn vị đo trọng lượng là: 
A. Mét(m)	B. Niutơn (N)	C. mét khối (m3)	D. Kilôgam (kg) 
5. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 15kg từ dưới giếng lên người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau?
	A. F 150N	D. 15N < F < 150N 
6. Chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l :
 A. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml	B . Bình 500ml có vạch chia đến 5ml
 C . Bình 1200ml có vạch chia đến 10ml	D . Bình 200ml có vạch chia đến 1ml
7. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng:
A. Cái kìm	B. Cái búa nhổ đinh	C. Cái khui bia	D. Cầu thang xoắn
8. Cách nào sau đây không làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng: 
	A. Tăng độ dài mặt phẳng nghiêng	
B. Giảm độ dài mặt phẳng nghiêng	
C. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng
D. Tăng độ dài đồng thời giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng. 
 Điền vào chỗ trống trong các câu sau: (1đ)
9. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực kéo (1) ..................... trọng lượng của vật. 
10. (2) .................................là khối lượng của một đơn vị thể tích một chất. Được tính theo công thức (3) ............................ và có đơn vị là(4) ................
TỰ LUẬN: Giải các bài tập sau:
11. (2đ) Một học sinh dùng bình chia độ có vạch chia đến sát mép bình là 70cm3 để đo thể tích của một số viên bi. Thể tích nước ban đầu là 50cm3, sau khi thả viên bi thứ nhất vào nước trong bình chia độ là 62cm3, tiếp theo học sinh đó thả tiếp viên bi thứ hai vào thì nước trong bình tràn ra 12cm3. Tính thể tích của mỗi viên bi và của cả hai viên bi.
12.(3đ) Có bốn người kéo một ống bê tông nặng 220kg lên cao theo phương thẳng đứng. Lực kéo của mỗi người 500N.
a. Bốn người này có kéo được ống bê tông lên không? Tại sao?
b. Muốn kéo được ống bê tông này lên cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất: (4đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
B
C
A
D
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Điền vào chỗ trống trong các câu sau: (1đ):
Câu
9
10
Chỗ trống
1
2
3
4
Đáp án
ít nhất bằng
khối lượng riêng
kg/m3
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
TỰ LUẬN: Giải các bài tập sau:
Bài
Nội dung
Điểm
11
Thể tích của bi sẽ bằng thể tích của nước dâng lên, Vì vậy:
Sau khi thả viên bi thứ nhất vào nước trong bình chỉ 62cm3. Nên thể tích của viên bi thứ nhất là : 62 – 50 = 12cm3.
0,5
Sau khi thả viên bi thứ hai vào nước trong bình đầy lên sát mép khi đó thể tích nước dâng lên là 8cm3, 
0,5
và tràn ra 12cm3. Do vậy thể tích của viên bi thứ hai là: 8 + 12 = 20cm3.
0,5
Thể tích của hai viên bi là: 12 + 20 = 32cm3. 
0,5
12
a. Trọng lượng của ống bêtông là: P = 220 . 10 = 2200 (N)
1
Vì lực kéo của mỗi người là 500N, do đó lực kéo của 4 người là: 500.4 = 2000N
1
Do vậy Lực kéo của 4 người nhỏ hơn trọng lượng của ống bê tông nên 4 người không thể kéo ống bêtông lên được.
0,5
b. Muốn kéo được ống bê tông lên thì cần một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật, tức là lực kéo phải lớn hơn hoặc ít nhất bằng 2200N.
0,5
Ban giám hiệu duyệt
Tổ chuyên môn duyệt
Giáo viên ra đề
Nguyễn Tiến Chuyển

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI 1 MTRDEDAP.doc
Đề thi liên quan