Đề kiểm tra học kỳ I – môn vật lí 8 năm học 2013- 2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – môn vật lí 8 năm học 2013- 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÍ 8 Năm học 2013- 2014 Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 13: Công cơ học) Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1.Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. 3. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 4. Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 5. Nêu được ví dụ về Lực ma sát trượt. 6. Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công. 7. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. 8. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 9. Nêu được lực là một đại lượng vectơ 10. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. 11. Nêu được quán tính của một vật là gì? 12. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. 13. Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. 14. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. 15. Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng đơn vị đo các đại lượng trong công thức. 16. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 17. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. 18. Nêu được điều kiện nổi của vật. 19.Vận dụng được công thức tính tốc độ . 20. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm. 21. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. 22. Biểu diễn được lực bằng véc tơ. 23. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 24.Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 25.Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. 26.Vận dụng công thức 27.Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. 28.Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mé tên 29. Sử dụng thành thạo công thức công cơ học A = F.s để giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng liên quan. Số câu 3 C1.1;C4.2; C4.3; 3. C5.4 C12.5 C18.6 1 C15,16. 9 2 C19.7 C29.8 2 C27.10 C26,27.11 11(45’) Số điểm 2 1 2 1 4 10 (100%) PHÒNG GD&ĐT BUÔN ĐÔN KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2013 – 2014 TRƯỜNG PTDTNT Môn: Vật lí 8 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào tờ bài làm: Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi Câu 2. Áp suất được tính bằng công thức: A. P = F. S B. P = C. P = D. P = F – S Câu 3. Áp lực là: A. Lực tác dụng lên mặt bị ép. B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. Lực tác dụng lên vật chuyển động. Câu 4. Trường hợp nào sau đây có lực ma sát trượt? A. Ma sát giữa đế dép và mặt sàn khi ta đi lại B. Khi quả bóng lăn trên mặt sân C. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi xe đi trên đường D. Cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng Câu 5. Câu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng: A. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên . B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương nằm ngang . C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại đáy bình chứa nó . D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó Câu 6. Điều kiện để vật nổi là: A. FA = P B. FA P D. Một đáp án khác Câu 7. Bạn An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 4,8km hết 20 phút. Tốc độ trung bình của bạn An là: A. 0,24m/s B. 3m/s C. 4m/s D. 5m/s Câu 8. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công là: A. 10000J B. 10J C. 1000J D. 1J II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 9 (2 điểm): a) Quan sát các ấm pha trà ta thấy trên nắp ấm luôn có một lỗ hở nhỏ. Hãy giải thích tác dụng của lỗ hở nhỏ đó. b) Nêu công thức tính lực đẩy Ác si mét. Chỉ rõ các đại lượng có trong công thức? Câu 10 (2 điểm): Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Câu 11 (2 điểm): Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10. 300N/m3. a) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này? b) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473 800N/m2, hỏi người thợ lặn có thể lặn đến độ sâu là bao nhiêu để có thể an toàn? ..Hết.. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu: 1C, 2B, 3B, 4A, 5D, 6C, 7C, 8B II. Tự luận Câu 9. a) Giải thích: Vì có lỗ hở trên nắp nên không khí trong ấm thông với kí quyển, áp suất không khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm (khi rót) sẽ lớn hơn áp suất khí quyển vì vậy nước trong ấm sẽ chảy ra dễ hơn. b) Công thức tính: FA= d. V trong đó, d trọng lượng riêng của chất lỏng, V thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 10. Áp dụng công thức P = d.h (0,5đ) Ta có, áp suất tác dụng lên đáy thùng là: P = 10000x 0,8 = 8000 Pa (0,75đ) Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20cm là P = 10000 x (0,8 -0 2) = 6000Pa (0,75đ) Câu 11. Ta có áp suất ở độ sâu đó là P = 36 X 10. 300 =370 800 Pa (0,5đ) Ta có P = F/S nên F = P. S = 370800 X 0,016 = 5932,8N (0,75đ) Ta có P = d.h suy ra h = P/d = 473800/10300 = 46 m (0,75đ) Vậy người đó có thể lặn sâu 46 m vẫn an toàn
File đính kèm:
- kthk1 li 8 nh13-14.doc