Đề kiểm tra học kỳ I - Năm 2009 - 2010 Môn Vật lý 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I - Năm 2009 - 2010 Môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:.
Đề kiểm tra học kỳ I- Năm học 2009 - 2010
Môn vật lý 6.
I. Phần trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Khi đo chiều dài nhiều lần một đại lượng trong điều kiện không đổi mà thu được nhiều giá trị khác nhau. Thì giá trị nào được lấy làm kết quả phép đo?
A. Giá trị lặp lại nhiều lần nhất. 
B. Giá trị ở lần đo cuối cùng.
C. Giá trị trung bình của các giá trị láơn nhất và nhỏ nhất.
D. Giá trị trung bình ở tất cả các giá trị đo được.
Câu 2: Người ta dùng một bình chia độ có chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100. thể tích của hòn đá là bao nhiêu ?
A. 55cm3. 	 B. 100cm3. 
C. 45cm3. 	 D. 155cm3. 
Câu 3: Lực nào sau đây không phải là trọng lực ?
A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.
B. Lực gió thổi vào cánh buồm của thuyền làm cho thuyền chạy.
C. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.
D. Lực hút của trái đất.
Câu 4: Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.
B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau.
C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.
D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.
Câu 5: Công thức tính khối lượng riêng là:
A. D = B. D = c. D = m. V D. D = 
Câu 6: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào ?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Khi kéo một vật khối lượng 100Kg lên theo phương thẳng đứng phải cần một lực là bao nhiêu ?
- Muốn lực kéo vật này lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì có thể kéo lên bằng cách nào /
Câu 2: Một vật có khối lượng 600g, treo vào một sợi dây cố định.
a. Giải thích tại sao vật lại đứng yên.
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Tại sao ?
Câu 3: Hãy lập phương án xác định khối lượng riêng của một hòn đá với các dụng cụ sau đây:
- Cân và các quả cân.
- Bình chia độ coa kích thước nhỏ hon hòn đá.
- Bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá.
- Chậu đựng nước.
- Nước.
 Đáp án
I. Phần trắc nghiệm mối câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1. D; 2. C; 3. B; 4. C; 5. A; 6. D.
II. Phần tự luận
Câu 1: 2 điểm
 a. Lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng đúng bằng trọng lượng của vật , tức là bằng 1000N.
- Để lực kéo nhoe hơn trọng lượng vật ta có thể dùng mặt phẳng nghiêng.
Câu 2: 2 điểm
a. vật đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng đó là: Trọng lực và lực kéo của sợi day.
Do mọi vật đều bị lực hút của trái đất tác dụng (trọng lực) nên khi cắt sợi dây thì quả nặng sẽ dơi về phía trái đất.
Câu 3: 3 điểm
1. Dùng cân xác định khối lượng của đá.
2. Đổ nước vào đầy bình tràn.
3. đặt chậu (không có nước) vào sát bình tràn sao cho vòi của bình tràn nằm trên miệng chậu để nước từ bình tràn có thể chảy vào chậu.
4. Thả đá vào bình tràn, khi đó nướ trong bình tràn sẽ chảy ra chậu.
5. đổ nước từ chậu vào bình chia độ để đo thể tích của nước đã tràn vào chậu.
Vì hòn đá có kích thước lớn hơn bình chia độ nên có thể đổ nhiều lần cho tới khi hết nước ở chậu.
Thể tích nước ở chậu chính là thể tích của hòn đã.
6. Dùng công thức D = m/V để tính khối lượng riêng của đá.

File đính kèm:

  • docKTHK I ly 6.doc
Đề thi liên quan