Đề kiểm tra học kỳ I – năm học 2006 – 2007 môn: ngữ văn 8 huyện Tiên Yên

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – năm học 2006 – 2007 môn: ngữ văn 8 huyện Tiên Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện tiên yên
Trường PTDT Nội trú 
--------------------
Đề kiểm tra học kỳ I – năm học 2006 – 2007 
Môn: Ngữ văn 8 
Thời gian: 90' (Không kể thời gian giao đề)
===============

A. Phần I:	Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi ý đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn, sau đó chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vảo bài làm?
[...] Khi trời hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
"Em thật là cô bé hư, chị Xiu thân yêu ơi", Giôn-xi nói, "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối sùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin một tí cháo và chút sữa pha tí rượu vang đỏ và - khoan - đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng".
	(Trích: Ngữ văn 8 - Tập I, NXB-GD, Tr. 88)

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Cô bé bán diêm;	B. Hai cây phong;
C. Đánh nhau với cối xay gió;	D. Chiếc lá cuối cùng.
Tác giả của văn bản đó là ai?
A. Ai-ma-tốp;	B. ô. Hen-ry;
C. Xéc-van-tét;	C. An-đéc-xen.
Văn bản trên được viết theo thể loại gì? 
A. Truyện ngắn;	B. Tiểu thuyến;	C. Hồi ký;	D. Phóng sự.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Biểu cảm;	B. Lập luận;	C. Tự sự;	D. Miêu tả.
ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn trích trên?
A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu đối với Giôn-xi;	
B. Sự lạnh lùng, thản nhiên đón nhận cái chết của Giôn-xi;
C. Tâm trạng lo lắng nghĩ đến cái chết của Giôn-xi;	
D. Sự thức tỉnh niềm tin vào cuộc sống của Giôn-xi.
Câu văn: "Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó". Là loại câu nào?
A. Câu đơn;	B. Câu đơn đặc biệt;	 C. Câu ghép chính phụ; D. Câu ghép đẳng lập.
Từ "ơi" trong câu "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi", thuộc loại tình thái từ nào?
A. Tình thái nghi vấn;	B. Tình thái cầu khiến;	
C. Tình thái cảm thán;	D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.	
Dấu ngoặc kép trong câu văn: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi", Gôn-xi nói" dùng để?
A. Dánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt;	
B. Đánh dấu từ ngữ, câu trong đoạn dẫn trực tiếp;
C. Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai;
D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.

B. phần ii:	tự luận (6 điểm)
	Câu 1: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về nhà văn Ô. Hen-ry? (1 điểm).
	Câu 2: Em hãy giới thiệu một con vật nuôi có ích đối với con người mà em yêu quý? (5 điểm).
========== hết =========

Phòng giáo dục huyện tiên yên
Trường PTDT Nội trú
--------------------
đáp án và biểu điểm chấm môn ngữ văn 8
===============

A. Phần I:	Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi ý đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
A
C
D
A
D
B


B. phần ii:	tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
	Yêu cầu :
	- Kỹ năng: Diễn đạt, trình bày ngắn gọn, rõ ràng theo nội dung sau: (1 điểm)
	Ô. Hen-ry (1862 – 1910) là nhà văn Mỹ, chuyên viết về chuyện ngắn. Nhiều chuyện của ông đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc như: "Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sỹ,..." Các truyện của ông thường nhẹ nhàng, nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. 
	- Nêu được một nửa yêu cầu trên, trình bày cẩu thả, xắp xếp các ý lộn xộn, sai năm sinh, năm mất. (0,5 điểm)

Câu 2: (5 điểm)
* Nội dung:
1. Mở bài: (0,75 điểm)
Giới thiệu khái quát về giống vật nuôi có ích cho con người.
2. Thân bài: (3 điểm)
- Giới thiệu được con vật nuôi là giống vật như thế nào? (1 điểm)
 (Ví dụ: về hình dáng, màu sắc, tính nết,...)
- Giá trị của con vật nuôi? (1 điểm)
- Nêu vai trò và lợi ích của con vật nuôi đó đối với con người? (1 điểm)
3. Kết bài: (0,75 điểm)
Tình cảm của con người đối với con vật nuôi đó.

* Hình thức trình bày: (0,5 điểm)
	- Trình bày sạch sẽ, khoa học, có bố cục.
	- Không mắc trên 3 lỗi chính tả.





Phòng giáo dục huyện tiên yên
Trường PTDT Nội trú 
----------------------------------
Đề kiểm tra học kỳ I – năm học 2006 – 2007 
Môn: Ngữ văn 8 - Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
==================================

A. Phần I:	Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi ý đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn, sau đó chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vảo bài làm?
	Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mợ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
	Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
	- Hồng! Mày có vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
	Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi và tôi nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ từng phen làm tôi ứa nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm hại đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
	Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
	- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
	Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
	- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(Trích: Ngữ văn 8 - Tập I, NXB-GD, Tr. 16)
Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ;	B. Lão Hạc;	C. Tắt đèn;	D. Tôi đi học.
Đoạn trích trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Tự sự + Miêu tả;	 B. Miêu tả + Biểu cảm; C. Biểu cảm + lập luận D. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
ý nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn trích trên?
A. Rắp tâm cảu bà cô về mẹ bé Hồng;	B. Hạnh phúc của bé Hồng khi nghĩ về mẹ;
C. Thái độ của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô về mẹ; 
D. Cuộc sống cơ cực đáng thương cảu bé Hồng khi xa mẹ.
Người xưng "tôi" trong đoạn trích là ai?
A. Mẹ bé Hồng;	B. Bà cô;	C. Người kể chuyện;	D. Người họ nội.
Các từ: "hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, rắp tâm" thuộc trường từ vựng nào?
A. Thái độ;	B. Trạng thái;	C. Cảm xúc;	D. Tính chất.
Từ "lấy" trong câu: "Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm hỏi tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà" thuộc:
A. Từ nối;	B. Trợ từ;	C. Tình thái từ;	D. Thán từ.
Dấu hai chấm trong phần trích: "Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: 
Hồng! Mày có vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?" có tác dụng gì?
	A. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;	B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp;
	C. Đánh dấu phần có chức năng giải thích;	D. đánh dấu lời đối thoại.
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
B. Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.
C. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực.
D. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

B. phần ii:	tự luận (6 điểm)
	Câu 1: Chép lại chính xác bài thơ: "Muốn làm thàng Cuội" (Tản Đà) và nêu nội dung chính của bài thơ? (2 điểm)
	Câu 2: Giới thiệu về một vật dụng quen thuộc trong gia đình em? (Ví dụ: tủ lạnh, ti-vi, phích nước...) (4 điểm)

============ Hết =============
Phòng giáo dục huyện tiên yên
Trường PTDT Nội trú
--------------------
đáp án và biểu điểm chấm môn ngữ văn 8
===============

A. Phần I:	Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi ý đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
C
C
A
B
D
C


B. phần ii:	tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
	- Chép thuộc và chính xác bài thơ (1 điểm): 
+ Sai từ 3 lỗi chính tả: 0,5 điểm
+ Nhớ không chính xác, nhầm lẫn các dòng: Không cho điểm.
muốn làm thằng cuội
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi, 
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
	- Nội dung chính: (1 điểm) Theo nội dung ghi nhớ của bài
	Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản đàlà tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. (0,5 điểm) 
 Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. (0,5 điểm)
Câu 2: (4 điểm)
* Nội dung: Viết đúng thể loại thuyết minh, trình bày được những đặc điểm cấu tạo và công dụng của đối tượng thuyết minh; diễn đạt lưu loát. 
1. Mở bài: Giới thiệu về vật dụng trong gia đình. (0,5 điểm)
2. Thân bài: 
	- Miêu tả hình dạng, màu sắc, trình bày cấu tạo, chất liệu... của vật dụng. (1,5 điểm)
	- Trình bày công dụng của vật dụng. (1 điểm)
3. Kết bài: Đánh giá chung về đối tượng thuyết minh. (0,5 điểm)
* Hình thức: (0,5 điểm)
- Bố cục rõ ràng; trình bày khoa học và sạch sẽ;
	- Không mắc trên 3 lỗi chính tả.

File đính kèm:

  • docDe KTHK I - NVan 8-06-07.doc