Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 - 2007 môn: ngữ văn 8 (thời gian: 90 phút) Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 - 2007 môn: ngữ văn 8 (thời gian: 90 phút) Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
	Năm học 2006 - 2007	Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian: 90 phút)

I. Phần trắc nghiệm. (3 điểm): 
Học sinh chép chữ cái (A, B, C, D) của câu trả lời đúng nhất vào giấy làm bài.
Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời từng câu hỏi: 
“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. 
( Ngữ văn 8 - tập 1) 
Câu 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. O Hen-Ri	B. Ai- Ma- Tôp	C. Xec- Van- Tet	D. An- Dec- Xen
Câu 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp những biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong?
 A. Nhân hóa, liệt kê, so sánh. B. Nói quá, nhân hóa, so sánh.
 C. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ D. Liệt kê, ẩn dụ, hoán dụ.
Câu 3. Xác định nét chung về nghĩa của trường từ vựng sau: Nghiêng ngả, lay động, vỗ, xô, tỉa.
A. Gọi tên sự vật, sự việc.	B. Chỉ hoạt động.
C. Từ tượng hình, tượng thanh.	D. Chỉ trạng thái, đặc điểm, tính chất của sự vật.
Câu 4. Dòng nào nói đúng nhất các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Biểu cảm, miêu tả.	B. Tự sự, miêu tả.
C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.	D. Tự sự và nghị luận.
Câu 5. Câu “ Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.”. 
A. Câu đơn.	
B. Câu ghép có quan hệ nguyên nhân, giải thích.
C. Câu ghép có quan hệ đối lập, tương phản. 
D. Câu ghép có quan hệ nhượng bộ.
Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì( Chính xác nhất ) khi viết:” Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.
A. So sánh.	B. Nói quá.	C. Nói quá, so sánh.	D. Nhân hóa.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Chứng kiến cái chết của Lão Hạc, ông giáo nghĩ:” Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “Nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 8 dòng) nêu cảm nhận của em từ câu văn trên của Nam Cao.
Câu 2. (5 điểm): Câu chuyện về một món quà (nhân dịp sinh nhật hoặc lễ, tết) của bạn bè hoặc người thân đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về tình bạn, tình thân.

File đính kèm:

  • docDe thi HK2NV87.doc