Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2006 -2007 ngữ văn lớp 6

doc127 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2006 -2007 ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2006 -2007
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn lớp 6
 ---------- Thời gian: 90 phút ( không kể giao đề)
 ---------------------------------------------

I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Dựa vào văn bản "Thạch Sanh" đã được học trong chương trình Ngữ văn 6- tập một, em hãy suy nghĩ, chọn câu trả lời bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi phương án đúng (ví dụ: câu1- A, câu 2- B…).

Câu 1: Văn bản "Thạch Sanh" thuộc loại truyện:
A. Thần thoại B. Ngụ ngôn C. Cổ tích
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
 A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả
Câu 3: Thạch Sanh là kiểu nhân vật nào?
 A. Người dũng sĩ B. Người có tài năng kỳ lạ C. Nhân vật thông minh
Câu 4: ý nghĩa mà câu chuỵện hướng đến là gì?
 A. Khẳng định giá trị chân chính của con người, thể hiện tình yêu thương đối với những con 
 người bất hạnh. 
B. Thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu chuộng 
 hoà bình của nhân dân lao động.
C. Ca ngợi tấm lòng ân nghĩa của những con người nhân hậu, lên án kẻ tham lam bội bạc. 
Câu 5: Từ " ấy" trong câu " Năm ấy đến lượt Lý Thông nộp mình" là:
 A. Chỉ từ B. Số từ C. Lượng từ
Câu 6: Chi tiết: niêu cơm thần kỳ của Thạch Sanh thể hiện ý nghĩa:
 A. Quan niệm và mơ ước, khát vọng của nhân dân về công lý.
 B. Tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân lao động.
 C. Cả A,B đúng.
Câu 7: Trong các câu văn sau, từ "ăn" ở câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?
 A. Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
 B. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch 
 Sanh.
 C. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
Câu 8: " Huy động quân đội chuẩn bị chiến tranh" là nghĩa của từ nào?
 A. Động binh B. Động thủ C. Động thổ
II. Tự luận: ( 6 điểm) 
Trên đất nước Việt Nam, có biết bao trẻ thơ phải rơi vào cảnh sống bất hạnh do hậu quả thiên tai nghiệt ngã, nhưng đã biết vượt lên số phận, tiếp tục học tập, tu dưỡng, để vươn tới ước mơ cao đẹp của mình. Em hãy kể về một tấm gương như thế.

 --------------------------------------------------------------------------------------
 
 

 






 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2006-2007
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn lớp 7
 ---------- Thời gian: 90 phút ( không kể giao đề)
 ---------------------------------------------

I. Trắc nghiệm( 3,5 điểm)
Đọc kỹ văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi ý đúng ( ví dụ: câu 1- A, câu 2- B…):

"Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?"
 ( Ngữ văn 7, tập một- NXBGD 2006)

Câu 1: Đây là bản dịch thơ của tác phẩm:
A. Tĩnh dạ tứ B. Phong Kiều dạ bạc C. Hồi hương ngẫu thư
Câu 2: Ai là tác giả bài thơ?
A. Lý Bạch B. Trương Kế C. Hạ Tri Chương
Câu 3: Trong phiên âm chữ Hán, thể thơ nào đã được tác giả sử dụng?
A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Biểu cảm, tự sự B. Biểu cảm, miêu tả C. Tự sự, miêu tả
Câu 5: Từ nào không đồng nghĩa với "li" trong văn bản?
A. Xa B. Rời C. Nhớ
Câu 6: Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong hai câu đầu của bài thơ là:
A. Thủ pháp đối B. Thành ngữ C. Chơi chữ
Câu 7: Chữ " khách" và câu hỏi kết thúc bài thơ diễn tả cảm xúc gì?
A. Lưu luyến, nhớ nhung B. Ngậm ngùi, chua chát C. Vui mừng, hồ hởi 
II. Tự luận ( 6,5 điểm)
Câu 1: ( 1,5 điểm) Em đã được học văn bản " Mẹ tôi" của nhà văn A-mi-xi ( trích tác phẩm " Những tấm lòng cao cả" ). Hãy lý giải: tại sao đây là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề " Mẹ tôi".
Câu 2: ( 5 điểm) Hãy viết một văn bản bày tỏ những cảm xúc của mình trước vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được thể hiện trong " Bài ca Côn Sơn" - Ngữ văn 7 , tập một.
 
 ------------------------------------------------------------------------











 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2006 -2007
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn lớp 8
 ---------- Thời gian: 90 phút ( không kể giao đề)
 ---------------------------------------------


I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 " Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu."
 ( Lão Hạc - Nam Cao- Ngữ văn 8, tập một- NXBGD 2006)
Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi ý trả lời đúng ( ví dụ: câu 1- A, câu 2- B…)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn:
 A. Tự sự, miêu tả, lập luận C.Tự sự, miêu tả 
 B. Miêu tả, tự sự, biểu cảm D. Tự sự, biểu cảm 
Câu 2: Dòng nào không phải là nét nghệ thuật được nhà văn thể hiện trong đoạn trích?
 A. Nhịp điệu lời kể chậm rãi, những hình ảnh giàu chất biểu tượng. 
 B. Nhịp điệu lời văn gấp gáp, dồn dập. 
 C. Triết lý sâu sắc, tình huống truyện bất ngờ, hợp lý.
 D. Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu chất tạo hình và sức gợi cảm. 
Câu 3:Vì sao, khi lão Hạc chết, ông giáo lại có suy nghĩ: cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác?
 A. Lão Hạc không thể gặp lại con trai khi anh trở về.
 B. Lão chết trong cô đơn không người thân thích.
 C. Ông giáo sẽ không còn nơi để bầu bạn.
 D. Phải tìm đến cái chết- con đường nghiệt ngã nhất, người nông dân như lão Hạc mới có thể 
 giữ được nhân phẩm của mình trong xã hội đương thời.
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào là thán từ ?
 A. Không B. Mải mốt C. Vật vã D. Thật là
Câu 5: Cái chết của lão Hạc nói lên ý nghĩa sâu sắc nào?
 A. Số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
 B. Khẳng định tâm hồn, phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong bước đường cùng.
 C. Niềm tin của nhà văn về sức sống mãnh liệt của nhân phẩm người dân lao động.
 D. Cả 3 ý trên. 
Câu 6: Những từ đặc tả cái chết của lão Hạc:" rũ rượi", "xộc xệch", "long sòng sọc", "tru tréo" là:
 A. Từ tượng thanh. C. Từ tượng thanh, tượng hình.
 B. Từ tượng hình. D. Không phải các phương án trên.
II. Tự luận :(7 điểm)
Câu 1:( 2 điểm) 
 Bằng hiểu biết của mình về văn bản " Trong lòng mẹ" ( trích "Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng), hãy thuyết minh về đặc điểm chính của thể hồi kí.
Câu 2: (5 điểm). Em hãy kể lại một cuộc chia tay cảm động mà mình đã trải qua hoặc được chứng kiến.
 --------------------------------------------------------------------------




 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2006 -2007
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn lớp 9
 ---------- Thời gian: 120 phút ( không kể giao đề)
 ----------------------------------------------
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm) 
 Hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào giấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi phương án đúng ( ví dụ: câu 1- A, câu 2- B…).
"... Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. 
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai.Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần."
 (Ngữ văn 9, tập một- NXBGD 2006)
Câu 1: Tác giả của đoạn văn là:
A. Nguyễn Quang Sáng B. Kim Lân C. Nguyễn Thành Long D. Lỗ Tấn
Câu 2: Đoạn trích nằm trong tác phẩm:
A. Chiếc lược ngà B. Làng C. Lặng lẽ Sa Pa D. Cả A,B,C sai
Câu 3: Tác phẩm được sáng tác vào năm:
 A. 1948 B. 1966 C. 1970 D. 1978
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn gần gũi với văn bản nào sau đây?
A. Phong cách Hồ Chí Minh C. Lặng lẽ Sa Pa
B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh D. Đồng chí 
Câu 5: Người kể chuyện trong đoạn văn trên?
A. Ông Hai B. Bà Hai C. Đứa con út ông Hai D. Người kể dấu mình
Câu 6: Ngôi kể đã được tác giả sử dụng?
A. Ngôi thứ nhất số ít C. Ngôi thứ ba số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ ba số nhiều
Câu 7: Nét tâm trạng nào của nhân vật được diễn tả qua đoạn trích?
 A. Bàng hoàng, ngỡ ngàng C. Buồn khổ, đau đớn 
 B. Căm giận, phẫn uất D. Mong mỏi, nhớ nhung
Câu 8: Tâm trạng nhân vật đã được diễn tả qua các yếu tố:
 	A. Đối thoại, độc thoại nội tâm. C. Miêu tả ngoại hình, đối thoại, độc thoại. 
 	B. Đối thoại, độc thoại. D. Miêu tả ngoại hình, đối thoại, độc thoại nội tâm.
Câu 9: Diễn biến tâm lý của nhân vật trong đoạn trích đã làm nổi bật lên vẻ đẹp:
A. Lòng căm thù giặc sâu sắc. C. Lòng tự hào về làng quê.
B. Lòng thuỷ chung với cách mạng, kháng chiến. D.Tất cả các ý trên.
Câu 10: Trong đoạn văn, từ "ngỏ" được dùng theo:
A. Nghĩa gốc. C. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
B. Mượn từ. D. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Câu 11: Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa, các từ "ru rú", "thủ thỉ" được xếp vào:
A. Từ phức; từ láy; từ tượng hình. C. Từ phức; từ ghép; từ tượng thanh, tượng hình.
B. Từ phức; từ láy; từ tượng thanh. D. Từ phức; từ láy; từ tượng thanh, tượng hình.
Câu 12: Từ nào không cùng trường từ vựng ( chỉ hoạt động của con người) với từ " xét soi "?
A. Minh oan B. Chết C. ủng hộ D. Nói
 II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng một văn bản thuyết minh ngắn (không quá một trang giấy), em hãy giới thiệu khái quát những nét đặc sắc trong tác phẩm " Truyện Kiều" của Nguyễn Du. 
Câu 2 ( 5 điểm): Từ những dòng hồi ức đầy xúc động của nhân vật trữ tình, bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt đã làm hiện lên hình ảnh người bà tảo tần, giàu tình yêu thương và đức hy sinh.
 Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày sự hiểu biết của em về vấn đề trên.

 
UBND Thành phố Thái Bình Đề thi học kỳ I năm học 2005- 2006
 Phòng giáo dục	 Môn: Ngữ văn lớp 6
 ----o0o---- Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------

I. phần trắc nghiệm ( 4 điểm).
Em đã được học văn bản" Con hổ có nghĩa ". Hãy đọc kỹ câu hỏi và lựa chọn đáp án bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước câu trả lời đúng (ví dụ: Câu 1- A; Câu 2- B ...).
Câu1: Văn bản" Con hổ có nghĩa" 	 Câu 5: Nghệ thuật cơ bản được sử dụng 
 được xếp vào : trong truyện:
 A. Chuyện cổ tích Việt Nam.	 A. Tưởng tượng, so sánh.
 B. Truyện trung đại Việt Nam.	 B. Tưởng tượng, nhân hoá.
 C. Chuyện cổ tích Trung Quốc.	 C. Tưởng tượng, ẩn dụ.
Câu 2: Ai là tác giả của văn bản? Câu 6: Từ "chết" trong câu văn" Hơn mười. . A. Vũ Trinh.	 năm sau bác tiều già rồi chết.": 
 B. Hồ Nguyên Trừng. A. Được dùng theo nghĩa gốc.
 C. Không rõ tác giả.	 B. Được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3: Truyện được kể theo	 C. Chỉ có một nghĩa( trong mọi 
 ngôi thứ mấy?	 văn cảnh)
 A. Ngôi thứ nhất. Câu7: Trong các từ sau, từ nào không
 B. Ngôi thứ hai.	 phải là từ mượn?
 C. Ngôi thứ ba.	 A. Tiều
Câu 4: ý nghĩa của truyện là: B. Tiễn biệt. 
 A. Đề cao ân nghĩa, coi trọng	 C. Con hổ.
 đạo làm người. Câu 8: Câu văn " Rồi hổ đực quỳ xuống 
 B. Đề cao lòng can đảm,	 bên một gốc cây, lấy tay đào lên
 sự dũng cảm của con người.	 một cục bạc dưới gốc cây.":
 C. Đề cao tình cảm giữa	 A. Mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
 loài vật với con người.	 B. Mắc lỗi lặp từ.
	 C. Không mắc lỗi sử dụng từ.


II. Phần tự luận.( 6 điểm)
Nhân dịp kết thúc năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh chuyến tham quan thủ đô Hà Nội. Em và các bạn đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ Gươm giữa lòng phố cổ. Trong những giây phút xúc động ấy, em hãy kể lại cho các bạn cùng nghe về sự tích hồ Gươm. 

 ---------------------------------------------------------------------



UBND Thành phố Thái Bình Đề thi học kỳ I năm học 2005 -2006
 Phòng giáo dục	 Môn: Ngữ văn lớp 7
 ----o0o---- Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------
 I . Phần trắc nghiệm (4 điểm).
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
 ( Ngữ văn 7 - Tập một, NXB GD - 2005)
Đọc văn bản và lựa chọn đáp án bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C... ở trước nội dung em cho là đúng ( ví dụ : Câu 1 - A, Câu 2 - B...)
Câu 1:Tác giả của văn bản trên là:
 A. Hồ Xuân Hương B. Nguyễn Khuyến C. Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 2: Thể thơ được tác giả sử dụng:
 A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản:
 A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm.
Câu 4: Bài thơ đã giửi gắm tâm trạng của thi sĩ:
 	 A. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, trên bước đường tha hương.
 	 B. Nỗi niềm đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
 	 C. Nỗi buồn, cô đơn, nỗi nhớ nhung da diết về quá khứ vàng son...
Câu 5: Từ láy " lom khom", " lác đác" có ý nghĩa:
A. Gợi tả về hình bóng con người, sự vật Đèo Ngang.
B. Giảm bớt vẻ hiu hắt của cảnh vật Đèo Ngang.
C. Cả A, B đúng. 
Câu 6. ý nghĩa sâu xa ở dòng thơ thứ năm, thứ sáu của bài được làm nên bởi:
 	 A. Nghệ thuật chơi chữ và nói quá.
 	 B. Nghệ thuật chơi chữ và đồng âm.
 	 C. Sử dụng điệp ngữ và đồng âm.
Câu 7: Đại từ " Ta" trong văn bản được dùng ở:
 	 A. Ngôi thứ nhất số ít.
 	 B. Ngôi thứ nhất số nhiều.
 	 C. Ngôi thứ ba số ít.
Câu 8: Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ được cảm nhận và miêu tả:
 	 A. Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.
 	 B. Từ gần đến xa, từ cụ thể đến bao quát.
 	 C. Không theo trình tự không gian.
II. Phần tự luận ( 6 điểm)
Văn bản" Cuộc chia tay của những con búp bê" đã gợi lên trong em bao niềm xúc động. Hãy ghi lại những cảm xúc về tình anh em gắn bó mà tác giả Khánh Hoài đã đem đến qua tác phẩm.
UBND Thành phố Thái Bình Đề Thi học kỳ I năm học 2005-2006
 Phòng giáo dục	 Môn: Ngữ văn lớp 8
 ----o0o---- Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------
I. Phần trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C ... đầu câu trả lời đúng ( ví dụ: Câu 1 - A, Câu 2- B, ...).
" Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm tuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực."
 ( Ngữ văn 8-Tập một, NXB GD - 2005 )
Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là:
 A. Xéc-van-tét B. An-đéc-xen C. O Hen-ri D. Ai-ma-tốp.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:
 A. Tự sự, miêu tả. C. Tự sự, biểu cảm. 
 B. Miêu tả, biểu cảm. D. Miêu tả, lập luận.
Câu 3: Nhân vật xưng " Tôi" Trong đoạn văn là:
 	 A. Viện sĩ An-tư-nai. C. Thầy Đuy-sen. 
 	 B. Nhà hoạ sĩ.	 D. Lời trực tiếp của nhà văn.
Câu 4: Nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn văn:
 A. So sánh, nhân hoá. C. So sánh, nói quá. 
 B. Nhân hoá, ẩn dụ. D. Nói giảm, nói tránh.
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?
 A. Thì thầm.	 B. Rì rào. 	 C. Rừng rực. D. Vù vù.
Câu 6: Đoạn văn đã gợi nên:
 	A. Bức tranh tuyệt đẹp về hình ảnh hai cây phong trong miền ký ức.
 	B.Tình yêu, sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với quê hương xứ sở.
 	C. cả A, B đúng.
 	D. Cả A, B sai.
Câu7: Các từ " thì thầm", "thở dài",'' im bặt", " reo" thuộc trường từ vựng:
 A. Suy nghĩ của con người.	 C. Hoạt động trạng thái của sự vật.
 B. Hoạt động, trạng thái của con người.	 D.Tính chất của sự vật.
Câu 8: Câu văn:" Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.", là kiểu:
 A. Câu đơn bình thường. C. Câu ghép quan hệ tương phản.
 B. Câu ghép quan hệ nhân quả. D. Câu ghép quan hệ tăng tiến.
II. Phần tự luận ( 6 điểm)
 1. Giới thiệu thể thơ song thất lục bát.( 1 điểm)
 2. Sau cái chết của lão Hạc, có thể anh con trai lão trở về. Cuộc gặp gỡ giữa ông giáo và anh con trai lão Hạc sẽ diễn ra như thế nào? Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện xúc động này.( 5 điểm)
UBND Thành phố Thái Bình Đề thi học kỳ I Năm học 2005 - 2006 
 Phòng giáo dục	 Môn: Lịch sử lớp 6
	 ----o0o----	 Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------------
 
I. Phần trắc nghiệm ( 5 điểm)
Hãy chọn đáp án cho mỗi câu trả lời bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C... trước nội dung em cho là đúng. 
Câu1: ( 1 điểm)
Xã hội thị tộc nguyên thuỷ tan rã do nguyên nhân:
 A. Thiên tai, lũ lụt thường xuyên sảy ra.
 B. Công cụ lao động được cải tiến, của cải làm ra dư thừa.
 C. Có sự chiếm dụng tài sản chung, hình thành chế độ tư hữu.
Câu2: ( 1 điểm)
Trong các nhận xét sau, nhận xét nào không đúng về các quốc gia cổ đại 
 phương Đông?
 A. Ra đời sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Tây.
 B. Được hình thành ở lưu vực các con sông lớn.
 C. Trở nên giàu có nhờ phát triển ngoại thương.
Câu 3 ( 1 điểm).
Người phương Tây cổ đại đã sáng tạo ra những thành tựu văn hoá:
 A. Đồng hồ đo thời gian.
 B. Hệ chữ cái A,B,C...
 C. Kim tự tháp.
 D. Sử thi ILiát, Ođixê...
Câu 4:( 1 điểm).
 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:
 A. Xã hội có sự phân hoá người giàu, người nghèo. 
 B. Xung đột giữa các bộ lạc, nạn lũ lụt, ngoại xâm luôn đe doạ cuộc sống 
 của con người. . C. Cả A, B đúng.
 D. Cả A, B sai.
Câu 5:( 1 điểm).
Nước Âu Lạc sụp đổ đã để lại những bài học về:
 A. Chế tạo vũ khí, xây dựng thành trì để chống giặc ngoại xâm.
 B. Tin dùng trung thần, xây dựng đoàn kết nội bộ, chống âm mưu chia rẽ.
 C. Việc cảnh giác, bảo vệ bí mật quốc gia.
II. Phần tự luận ( 5 điểm)
Câu1: ( 2 điểm)
 	Nêu hiểu biết của em về chế độ chiếm hữu nô lệ thời cổ đại.
Câu 2: ( 3 điểm)
Trình bày quá trình dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Văn Lang và sự ra đời nhà nước Âu Lạc.

	--------------------------------------------------------------------------------




 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2007-2008
Thành phố Thái Bình Môn: Lịch sử 7
 ---------- Thời gian: 45phút (không kể giao đề)
 ---------------------------------------------
 
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Chọn đáp án cho các câu (từ 1 đến 4) bằng cách ghi vào tờ gấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi lựa chọn (ví dụ: Câu 1-A; Câu 2-B...):
Câu 1: Nội dung nào không phải là tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Lên án Giáo hội Thiên chúa, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
B. Đề cao giá trị con người; con người phải được tự do phát triển.
C. Kinh thánh nhà thờ là chân lí, thần thánh là nhân vật trung tâm.
D. Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng.
Câu 2: Thành tựu lớn về khoa học kĩ thuật của người Trung Quốc trong thời phong kiến là:
A. Kinh Vê-đa C. Giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng
B. Bộ sử kí Tư Mã Thiên D. Đền tháp Ăng-co Vát
Câu 3: Ai là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba của nhà Trần?
A. Trần Khánh Dư C. Trần Quang Khải
B. Trần Quốc Tuấn D. Trần Quốc Toản
Câu 4: Hồ Quý Ly đã có những cải cách nào về văn hoá xã hội?
A. Ban hành chính sách hạn nô.
B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
C. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
D. A,C đúng.
E. Cả A,B,C đúng.
Câu 5: Em hãy ghép cột bên trái (Thời gian tồn tại) với cột bên phải (Triều đại) để có được đáp án đúng: Ví dụ A-1; B-2...
Thời gian tồn tại
Triều đại
A. 939 – 967
1. Trần 
B. 981 – 1009
2. Hồ
C. 1226 – 1400
3. Tiền Lê
D. 1400 – 1407
4. Ngô
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến “Loạn 12 sứ quân”?
Câu 2 (4,5 điểm):Trình bày những diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân dân nhà Trần.
.....................................................................................
 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2007-2008
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn 6
 ---------- Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
 ---------------------------------------------

I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Dựa vào hiểu biết về văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và những kiến thức đã học, em hãy lựa chọn đáp án cho mỗi câu sau đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... (ví dụ: Câu 1- A; Câu 2-B...):
Câu 1: Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” gắn với thời đại nào trong lịch sử nước ta?
A. Thời đại các vua Hùng với công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
B. Thời giặc Minh đô hộ nước ta.
C. Thời đại mở nước của các vua Hùng.
D. Thời đại nhà Lê.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu lên đặc điểm nổi bật của truyền thuyết?
A. Nhân vật là thần, thánh hoặc người anh hùng.
B. Những chuyện xa xưa được truyền từ đời này sang đời khác.
C. Những chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật, sự kiện lịch sử.
D. Những chuyện chân thực về lịch sử dân tộc.
Câu 3: Hình tượng “Sơn Tinh” mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
A. Khái quát hiện tượng thiên tai lũ lụt hàng năm vùng châu thổ Bắc bộ.
B. Sức mạnh và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên nhiên bảo vệ cuộc sống.
C. Ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác.
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Dòng nào sau đây có đủ ba loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ?
A. hai chàng trai; gọi gió; bốc từng quả đồi
B. một người con gái; đẹp như hoa; yêu thương Mị Nương hết mực 
C. một biển nước; đánh mỏi mệt, chán chê; một trăm ván cơm nếp
D. rước Mị Nương về núi; đùng đùng nổi giận; rút quân về
Câu 5: Cách giải nghĩa từ Sơn Tinh: Thần núi; Thuỷ Tinh: Thần nước là:
A. Trình bày khái niệm C. Đưa ra từ trái nghĩa
B. Đưa ra từ đồng nghĩa D. Không thuộc các cách trên
Câu 6: Vì sao tên của hai vị thần trở thành tên truyện?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có rất nhiều phép lạ.
B. Hai vị thần đều là những nhân vật tưởng tượng, thần kì.
C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là hai nhân vật chính của truyện.
D. Hai vị thần là hai nhân vật đối kháng.
II. Tự luận (7điểm)
Câu 1:( 2 điểm)
Truyền thuyết “Thánh Gióng” đã kể: Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này.
Câu 2: ( 5 điểm)
 	Em đã được học truyện cổ tích “Cây bút thần”. Hãy nhập vai Mã Lương kể lại chuyện: Mã Lương dùng cây bút thần chống tên vua tham lam, gian ác.
......................................................................................
 
 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2007-2008
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn 7
 ---------- Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
 ---------------------------------------------

I. Trắc nghiệm (3 điểm)
“Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...”
 (“Mùa xuân của tôi” - Vũ Bằng; Ngữ văn 7, tập một - NXB GD)
Hãy đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi phương án đúng.
Câu 1: Đoạn văn được viết bằng sự kết hợp chủ yếu của phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự, miêu tả C. Biểu cảm, tự sự
	B. Miêu tả, biểu cảm D. Nghị luận, miêu tả 
Câu 2: Trong đoạn văn, cảnh sắc và không khí mùa xuân Bắc Việt được cảm nhận qua những dấu hiệu:
A. Hình ảnh, âm thanh, hương vị C. Hình ảnh, âm thanh, sắc màu
B. Sắc màu, âm thanh, hương vị D. Hình ảnh, sắc màu, hương vị
Câu 3: Đoạn văn đã sử dụng kiểu điệp ngữ nào?
A. Điệp ngữ cách quãng C. Điệp ngữ vòng tròn
B. Điệp ngữ nối tiếp D. Kết hợp cả A và B
Câu 4: Sự xuất hiện của điệp ngữ có tác dụng:
A. Liệt kê, làm nổi bật các dấu hiệu điển hình của mùa xuân Bắc Việt.
B. Diễn tả cảm xúc nhớ nhung mãnh liệt đang trào dâng trong lòng người.
C. Góp phần thể hiện niềm tự hào, tình cảm mến yêu tha thiết với quê hương xứ sở.
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép đẳng lập?
A. Mùa xuân C. Thôn xóm
B. Đêm xanh D. Câu hát
Câu 6: Dòng nào không phải là nét nghệ thuật biểu cảm đặc sắc của đoạn trích?
A. Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc tiêu biểu.
B. Cách cảm nhận tinh tế, giàu chất thơ.
C. Ngôn ngữ mộc mạc, dí dỏm,

File đính kèm:

  • docBo de thi van cac khoitui.doc
Đề thi liên quan