Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 đề 1 môn: ngữ văn lớp 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 đề 1 môn: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS KHÁNH HẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học 2007 - 2008
 ĐỀ 1 Môn: NGỮ VĂN Lớp 9
 Thời gian: 90 ph ( Không kể thời gian giao đề )
 
 Phần I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái ở đầu đáp án đúng:
 “ Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
 Chắc anh cũng muốn ôm hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 - Thôi ! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khẽ nói: Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đêùn lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
 - Ba . . . a . . . a . . . ba!
 Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó . . . Nó nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ?
A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Chiếc lược ngà D. Một tác phẩm khác
Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
A. Nam Cao 	B. Bằng Việt 	 C. Kim Lân D. Nguyễn Quang Sáng
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích là ai ?
A. Tác giả 	 B. Người bạn của ông Sáu 
C. Vợ ông Sáu 	 D. Một người giấu mặt.
Câu 4: Câu văn “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của bé bỗng xôn xao” miêu tả phương diện nào của của nhân vật ?
A. Ngoại hình 	 B. Nội tâm 	C. Tính cách 	 D. Phẩm chất
Câu 5: Từ xưng hô “Ba” thuộc lớp từ gì ?
A. Từ toàn dân B. Phương ngữ C. Biệt ngữ xã hội 
Câu 6: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì ?
A. Tự sự 	B. Miêu tả 	C. Biểu cảm D. Thuyết minh
 Điền các từ còn thiếu vào dấu . . . :
Câu 7: Phương châm hội thoại gồm có năm phương châm :
1. Phương châm về lượng, 	2. Phương châm về chất,
3. Phương châm quan hệ 4. Phương châm cách thức
5. ..................................
Câu 8: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã ............... ......... đêm sập cửa.”
 ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận )
Câu 9: “ Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung ........................................... ”
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Câu 10: Có . . . bài thơ hiện đại đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Câu 11: Tác giả Chính Hữu tên khai sinh là .........................................................
Câu 12: Câu thơ “ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” sử dụng biện pháp tu từ . . . . .
Phần II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Em hãy nhớ và ghi lại bốn dòng thơ đầu của đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du
Câu 2: Viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về Nguyễn Dữ và tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”



























TRƯỜNG THCS KHÁNH HẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học 2007 - 2008
 ĐỀ 2 Môn: NGỮ VĂN Lớp 9
 Thời gian: 90 ph ( Không kể thời gian giao đề )
 
 Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái ở đầu đáp án đúng:
 “ Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
 Chắc anh cũng muốn ôm hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 - Thôi ! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khẽ nói: Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đêùn lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
 - Ba . . . a . . . a . . . ba!
 Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó . . . Nó nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? 
A. Chiếc lược ngà B. Làng C. Lặng lẽ Sa Pa D. Một tác phẩm khác
Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai ? 
A. Bằng Việt B. Kim Lân C. Nam Cao D. Nguyễn Quang Sáng
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích là ai ? 
A. Người bạn của ông Sáu 	 B. Tác giả 
C. Vợ ông Sáu 	 D. Một người giấu mặt.
Câu 4: Câu văn “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của bé bỗng xôn xao” miêu tả phương diện nào của của nhân vật ? 
A. Phẩm chất	 B. Tính cách 	 C. Nội tâm 	 D. Ngoại hình
Câu 5: Từ xưng hô “Ba” thuộc lớp từ gì ? 
A. Phương ngữ B. Biệt ngữ xã hội C. Từ toàn dân 
Câu 6: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì ? 
A. Biểu cảm B. Miêu tả 	 C. Thuyết minh D. Tự sự 
 Điền các từ còn thiếu vào dấu . . . :
Câu 7: Câu thơ “ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” sử dụng biện pháp tu từ . . . . . .
Câu 8: “ Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung ........................................... ”
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật )
Câu 9: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã ............... ......... đêm sập cửa.”
 ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Câu 10: Phương châm hội thoại gồm có năm phương châm :
1. Phương châm về lượng, 	2. Phương châm về chất,
3. Phương châm quan hệ 4. Phương châm cách thức
5. ..................................
Câu 11: Có ..... bài thơ hiện đại đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Câu 12: Tác giả Chính Hữu tên khai sinh là .........................................................

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Em hãy nhớ và ghi lại bốn dòng thơ đầu của đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du
Câu 2: Viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về Nguyễn Dữ và tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”

File đính kèm:

  • docDE VAN 9 KI.doc