Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn: ngữ văn lớp 8 Trường THCS Phan Đình Phùng

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn: ngữ văn lớp 8 Trường THCS Phan Đình Phùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phan Đình Phùng
Lớp: ...........
Họ và tên: ...........................................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
	“Theo các nhà khoa học, bao bì nilông lẫn vào trong đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì nilông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì nilông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì nilông đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì nilông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị vật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh”
	(Ngữ Văn 8, Tập Một)

Câu 1: Câu nào sau đây khái quát được nội dung chính của đoạn văn?
A. Rất nhiều bệnh nguy hiểm đều do bao bì gây ra.
B. Bao bì nilông có tác hại tới môi trường và sức khỏe con người.
C. Cần hạn chế sử dụng bao bì nilông.
D. Bao bì nilông, mối hiểm họa to lớn đối với con người.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Bao bì dễ làm tắc các đường dẫn nước.
B. Những bao bì nilông loại bỏ bị đốt, các khí độc thải ra.
C. Chất đi-ô-xin có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết.
D. Bao bì nilông sẽ làm chết các sinh vật ở sông hồ, biển cả.
Câu 3: Trog các câu sau, câu nào là câu ghép có các vế câu ghép với nhau theo quan hệ bình đẳng về ý nghĩa?
A. Các khí độc thải ra làm cho con người khó thở, gây ngất.
B. Vì chất đi-ô-xin rất độc nên chúng có thể gây ngộ độc.
C. Bao nilông trôi ra biển, các sinh vật rất dễ nuốt chúng.
D. Nếu ta vứt bao bì nilông bừa bãi thì các đường dẫn nước sẽ bị tắc.
Câu 4: Đoạn văn trên viết về chủ đề nào?
A. Sức khỏe con người.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Các chất độc hại.
D. Sản xuất và tiêu dùng.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng nhất về chủ đề văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
A. Tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
B. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
C. Tô đậm sự tận tình, âu yếm của người lớn đối với em bé lần đầu đi học.
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan cảu nhân vật “Tôi” và các bạn vào ngày khai trường.
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích “Trong lòng mẹ”
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi khổ của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 7: Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Hoạt động kinh tế.
B. Hoạt động chính trị.
C. Hoạt động văn hóa.
D. Hoạt động xã hội.
Câu 8: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chị Dậu hiện lên là một con người như thế nào?
A. Giàu lòng thương yêu chồng con.
B. Căm thù bọn tay sai phong kiến.
C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao.
B. Rũ rượi.
C. Xộc xệch.
D. Xồng xộc.
Câu 10: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
A. Hồng! mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
B. Vâng! cháu cũng nghĩ như cụ.
C. Không, ông giáo ạ!
D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường,
Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?
A. Là một người yêu thương và lo lắng cho số phận Giôn-xi.
B. Là một người rất cao thượng.
C. là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
D. Cả 3 nội dung trên đều đúng.
Câu 12: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong hai câu thơ sau:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
	(Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.


II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 ¨ 8 câu) với chủ đề sau: Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

Câu 2. (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề A: Em hãy viết một bài văn thuyết minh về lợi ích của việc trồng cây gây rừng.
Đề B: Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người. 
BÀI LÀM
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
B
A
D
A
D
A
B
D
C

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
+ Viết được đoạn văn đúng chủ đề:
(- Em bé tội nghiệp, đáng thương, cô đơn, rét buốt, chết đói khát trong đêm giao thừa, chẳng ai đoái hoài.
- Nhà văn An-đéc-xen thông cảm, yêu thương, đã miêu tả thi thể em với đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, hình dung cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời...
- Gợi cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc)
+ Viết đầy đủ: 2 điểm - sơ sài: 1 điểm

Câu 2. (5 điểm) Yêu cầu cần đạt:
v Đề A: 
1. Về nội dung: Nắm được cách viết bài văn thuyết minh. Hiểu biết về vai trò, tác dụng của cây xanh.
a. Nêu khái quát ý nghĩa to lớn của cây xanh đối với đời sống con người.
b. Phê phán hiện tượng phá cây xanh, khai thác rừng bừa bãi.
c. Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây gây rừng, phong trào xanh - sạch - đẹp.
d. Nêu suy nghĩ, cảm tưởng và ý thức trách nhiệm về việc trồng cây gây rừng.
2. Về hình thức: Có 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; chữ viết rõ ràng dễ đọc, câu văn đúng ngữ pháp.
Ý a	: 0,5đ
Ý b	: 0,5đ
Ý c	: 1,5đ
Ý d	: 1đ
3. Biểu điểm:
• Mở bài	: 0,5đ
• Thân bài	: 3,5đ
• Kết bài	: 1đ

v Đề B: 
1. Về nội dung: Nắm được cách viết bài văn thuyết minh. Hiểu biết về tác hại của tệ nghiện thuốc lá.
a. Nêu khái quát tình hình nghiện hút thuốc lá hiện nay.
b. Trình bày tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người.
	- Đối với người hút
	- Đối với người xung quanh.
	- Nêu gương xấu về mặt đạo đức, nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn khác.
c. Nêu suy nghĩ, ý thức về chiến dịch chống thuốc lá. Tuyên truyền tác hại của thuốc lá.
2. Về hình thức: Có 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; chữ viết rõ ràng dễ đọc, câu văn đúng ngữ pháp.
Ý a	: 0,5đ
Ý b	: 2đ
Ý c	: 1đ
3. Biểu điểm:
• Mở bài	: 0,5đ
• Thân bài	: 3,5đ
• Kết bài	: 1đ

File đính kèm:

  • docde kiem tya hoc ky.doc