Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 – 2008 môn Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 – 2008 môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Họ&Tên:.................................... Lớp :.................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008 MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) Giám Thị ĐIỄM NHẬN XÉT CỦA GV Mã đề thi LÝ 6 Chọn câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là: A. Kilômét (km) B. Milimét (mm) C. Centimét (cm) D. Mét (m) Câu 2: Giới hạn đo của thước là : A. 1 mét B. 1 milimét C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước D. Độ dài lớn nhất ghi trên thước Câu 3: 1 mét bằng A. 1000 milimét B. 100 đềximét C. 10 centimét D. 100 milimét Câu 4: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất : A. Chiều dài của con đường đến trường B. Chiều cao của ngôi trường em C. Chiều rộng của quyển sách Vật lý 6 D. Chiều dài của cái bàn học. Câu 5: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là : A. Đặt thước vuông góc với chiều dài vật B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật C. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch số 0 D. Đặt thước tùy ý Câu 6: Khi đo kích thước của một sân bóng đá, người ta nên dùng thước đo nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất: A. Thước thẳng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5 mm C. Thước dây có GHĐ 5m, ĐCNN 1 cm D. Thước cuộn có GHĐ 20 m , ĐCNN 2 cm. Câu 7: Một Inch bằng A. 2,54 m B. 2,54 cm C. 2,54 dm D. 2,54 mm Câu 8: Hãy chọn câu trả lời sai : “Một bình nước đang chứa 2lít nước. Đổ thêm vào 0,5lít nước, thể tích của nước chứa trong bình lúc này là : ” A. 2,5 lít B. 2,5 dm3 C. 25 cm3 D. 2500 cm3 Câu 9: Một hộp nhựa hình lập phương có cạnh là 2cm. Nếu đổ đầy nước vào hộp thì thể tích của nước sẽ gần bằng : A. 2 cm3 B. 4 cm3 C. 6 cm3 D. 8 cm3 Câu 10: Để đo thể tích của một cái ổ khóa lớn hơn miệng bình chia độ đã có trong phòng thí nghiệm thì ta dùng: A. Bình chia độ B. Bình tràn C. Bình tràn kết hợp với bình chia độ D. Bình chứa Câu 11: Một bình chia độ đang chứa 100ml nước, khi bỏ vào bình một viên sỏi thì nước trong bình dâng lên tới vạch 150ml. Thể tích của viên bi là : A. 150 cm3 B. 50 cm3 C. 0,15 dm3 D. 100 ml Câu 12: Một lạng còn được gọi là một . A. Miligam B. Héctôgam C. Gam D. Kilôgam Câu 13: . có đơn vị là kilôgam A. Lượng B. Khối lượng C. Trọng lượng D. Trọng lực Câu 14: Khối lượng của một vật cho biết . chứa trong vật. A. Trọng lượng B. Lượng chất C. Số lượng phần tử D. Thể tích Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu sau đây : A. Tấn > Tạ > Lạng > Kilôgam B. Kilôgam > Tấn > Lạng > Tạ C. Tấn > Tạ > Kilôgam > Lạng D. Lạng > Tấn > Tạ > Kilôgam Câu 16: Trên một hộp sữa Yomilk có ghi 200 gam, số đó chỉ A. Khối lượng sữa trong hộp B. Khối lượng đường trong hộp C. Khối lượng của hộp D. Thể tích của hộp Câu 17: Một chỉ vàng có khối lượng : A. 3,78 gam B. 3,78 kilôgam C. 3,78 lạng D. 3,78 miligam Câu 18: Chọn câu trả lời sai : “Một vật khi có lực tác dụng sẽ :” A. Thay đổi vận tốc B. Bị biến dạng C. Thay đổi chuyển động D. Không bị biến dạng và không thay đổi chuyển động Câu 19: Hai lực được gọi là cân bằng khi hai lực đó phải đặt lên cùng một vật và có A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều B. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều C. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, ngược chiều D. Độ mạnh khác nhau, khác phương, ngược chiều Câu 20: Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có : A. Phương AB, chiều từ A đến B B. Phương AB, chiều từ B đến A C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về B D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về A Câu 21: Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực : A. Kéo B. Hút C. Đẩy D. Đàn hồi Câu 22: Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ: A. Chuyển động đều B. Chuyển động nhanh dần C. Đứng yên D. Quay tròn Câu 23: Một chiếc tàu ngầm lơ lửng trong nước là do : A. Các lực tác dụng vào tàu cân bằng nhau B. Các lực tác dụng vào tàu thay đổi liên tục làm tàu cân bằng C. Chịu tác dụng của lực hút của nước D. Chịu tác dụng của lực đẩy của nước Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống Lực đàn hồi vào độ biến dạng. Độ biến dạng càng thì lực đàn hồi càng .. A. Phụ thuộc / nhỏ / lớn B. Phụ thuộc / lớn / lớn C. Không phụ thuộc / nhỏ / nhỏ D. Không phụ thuộc / lớn / lớn Câu 25: Chọn phát biểu sai A. Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn B. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi cũng tăng gấp đôi C. Lực mà quả nặng tác dụng vào lò xo gọi là lực đàn hồi. D. Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng là lực đàn hồi. Câu 26: Công dụng chính của lực kế là A. Đo khối lượng vật B. Đo trọng lượng vật C. Đo lực D. Đo thể tích Câu 27: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 15N. Khối lượng của vật đó là : A. 150 gam B. 15 kilôgam C. 1,5 kilôgam D. 150 kilôgam Câu 28: Một con voi nặng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 25 N B. 2.500 N C. 250 N D. 25.000 N Câu 29: Thật ra, trọng lượng của quả cân 100gam chính xác là bao nhiêu ? A. 98 N B. 9,8 N C. 0,98 N D. 0,098 N Câu 30: Lực hút của Mặt trăng nhỏ hơn 6 lần so với lực hút của Trái đất. Một kiện hàng khi cân trên mặt đất có khối lượng là 120 kg . Khi ở trên mặt trăng, kiện hàng đó có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 200 N B. 20 N C. 7200 N D. 120 N Câu 31: Một vật có khối lượng m, thể tích V thì khối lượng riêng D của chất tạo nên vật đó được tính bởi công thức A. D = m.V B. D = 2 m.V C. D. Câu 32: Một vật có khối lượng riêng là 2700 kg/m3, trọng lượng riêng của vật đó là : A. 270 N/m3 B. 2700 N/m3 C. 5400 N/m3 D. 27000 N/m3 Câu 33: Hãy tính khối lượng của một tảng đá có thể tích 0,25 m3, biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3: A. 65 gam B. 650 kilôgam C. 1300 kilôgam D. 25 kilôgam Câu 34: Một vật có khối lượng riêng là 7800 kg/m3. Vật đó được làm bằng: A. Đồng B. Chì C. Sắt D. Nhôm Câu 35: Một người thợ hồ kéo trực tiếp một thùng gạch nặng 20kg từ dưới đất lên lầu. Người đó phải dùng lực tối thiểu là : A. 20 N B. 200 N C. 250 N D. 400 N Câu 36: Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên ta thấy nhẹ nhàng hơn so với khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng là vì : A. Do tư thế kéo thoải mái hơn B. Lực dùng để kéo vật nhỏ hơn C. Do trọng lượng của vật giảm đi D. Do hướng kéo thay đổi Câu 37: Trường hợp nào sau đây không phải là mặt phẳng nghiêng A. Con dốc B. Thang dây C. Cầu tuột D. Máng trượt Câu 38: Người ta thường dùng trong trường hợp lăn các thùng phuy từ mặt đường lên sàn xe. A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc động C. Ròng rọc cố định D. Đòn bẩy Câu 39: Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngèo rất dài để làm giảm lực kéo của xe ôtô là dựa trên nguyên tắc : A. Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. Giảm khối lượng Câu 40: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy : A. Cái bật nắp chai bia, nước ngọt B. Kéo nước từ dưới giếng lên bằng gầu C. Chơi xích đu D. Chơi cầu trượt ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- DE KIEM TRA HK I 1.doc