Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn: vật lý 8 thời gian: 45 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn: vật lý 8 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008
Môn: Vật lý 8
Thời gian: 45 phút
Họ và tên: ………………....………......….. Lớp: …...…Trường PTDT Nội Trú
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Ban Hà đang đi xe đạp trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng ?
Bạn Hà đang đứng yên so với mặt đướng.
Bạn Hà đang chuyển động so với mặt đường.
Bạn Hà đang đứng yên so với cái cây bên đường.
Bạn Hà đang chuyển động so với xe đạp.
Câu 2. Một ôtô mất 4h để đi hết quãng đường 150km. Vận tốc trung bình của ôtô là:
 A. 40km/h C. 60km/h
 B. 35km/h D. 37,5km/h
Câu 3. Nếu trên một đoạn đường vật có lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, có lúc chuyển động đều thì chuyển động của vật trên cả đoạn đường được coi là chuyển động:
 A. Đều C. Không đều
 B. Chậm dần D. Nhanh dần
Câu 4. Chiều của lực ma sát là:
Cùng chiều với chuyển động của vật.
Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
Có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
Không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây không có áp lực ?
 A. Lực búa đóng vào đinh C. Lực do vợt tác dụng vào quả bóng
 B. Trọng lượng của vật để trên bàn D. Lực kéo vật lên cao
Câu 6. Càng lên cao thì áp suất khí quyển sẽ càng:
Giảm vì khối lượng riêng của không khí giảm
Tăng vì khối lượng riêng của không khí tăng
Giảm vì nhiệt độ giảm
Tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng
1
2
3
Câu 7. Ba quả cầu bằng thép được nhúng trong nước (hình vẽ). Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả nào là lớn nhất? 
Quả 3 vì nó ở sâu nhất
Quả 2 vì nó to nhất
Quả 1 vì nó nhỏ nhất
Bằng nhau vì chúng đều bằng thép
Câu 8. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( … ) để hoàn thành các câu sau:
a)Hai lực đặt lên cùng một vật có cùng phương, cùng …………………… nhưng ……………………… nhau thì gọi là hai lực cân bằng.
b) Chất lỏng gây áp suất lên mọi phương: lên ……………………………, ……………………….. và các vật ở ………………….. chất lỏng.
Câu 9. Dùng gạch nối các đại lượng vật lý sau với đơn vị của chúng:
Đơn vị
m/s
N
kg/m2
J/s
N/m3
J
N/m2
Đại lượng
Lực ( F )
áp suất ( p )
Vận tốc ( v )
Công cơ học ( A )
Trọng lượng riêng ( D )
II. Tự luận
Câu 10. Một người đi xe đáp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc xe lăn tiếp một đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi quãng đường và trên cả đoạn đường?
Câu 11. Hãy lấy một ví dụ thực tế về ích lợi và một ví dụ về tác hại của quán tính trong cuộc sống.
Câu 12. Một người dùng tay ấn một cái đinh vào tường. Lực mà tay người đó tác dụng vào cái đinh là 40N, diện tích của mũi đinh là 0.1mm2. Hãy tính áp suất mà mũi đinh tác dụng vào tường.
( Phần tự luận học sinh làm ra giấy kiểm tra đã chuẩn bị sẵn )
Đáp án – biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm ( 5 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
D
C
B
D
A
B
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 8 ( 1 điểm )
 a. ( 0.5 điểm ) cường độ ( 0.25 điểm ); ngược chiều ( 0.25 điểm )
 b. ( 0.5 điểm ) đáy bình, thành bình ( 0.25 điểm ); trong lòng ( 0.25 điểm )
Câu 9 ( 0.5 điểm )
Đại lượng
Lực ( F )
áp suất ( p )
Vận tốc ( v )
Công cơ học ( A )
Trọng lượng riêng ( D )
Đơn vị
m/s
N
kg/m2
J/s
N/m3
J
N/m2
II. Phần tự luận
Câu 10. ( 2 điểm )
Tóm tắt	
Vận tốc trung bình của xe khi xuống dốc là:
 ( 0.5 điểm)
Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường tiếp theo là:
 ( 0.5 điểm )
Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là:
 ( 1 điểm )
Câu 11. ( 2 điểm )
+ ( 1điểm )Ví dụ về ích lợi của quán tính: Khi rũ quần áo do có quán tính nên bụi sẽ văng ra ngoài.
+ ( 1 điểm ) Ví dụ về tác hại của quán tính: Khi đi xe gặp chướng ngại vật xe không thể dừng lại ngay do có quán tính.
Câu 12. ( 1 điểm )
Tóm tắt
Ta có: 
áp suất mà mũi đinh tác dụng vào tường là:
ADCT: 

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ly I ly 8.doc