Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009 môn: công nghệ 6

doc6 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009 môn: công nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề Kiểm tra học kỳ I
Năm học 2008-2009
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gan giao đề)
Câu 1: (2 điểm).Khoanh tròn phương án mà em cho là đúng.
a) Các loại vải thường dùng trong may mặc gồm.
A.
Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học.
B.
Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.
C.
Vải sợi thiên nhiên, vải sợi pha
D.
Vải sợi hóa học, vải sợi pha
b) Bảo quản trang phục gồm có các công việc chính nào?.
A. Giặt, phơi, là.
B. Giặt phơi, cất giữ
C. Là, cất giữ.
D. Giặt phơi, là, cất giữ.
c) các loại hoa dùng trong trang trí gồm.
A. Hoa tươi
B. Hoa khô.
C. Hoa giả.
D. cả ba phương án trên.
d) Vật liệu cắm hoa gồm có.
A. Các loại hoa, các loại lá, các loại cành.
B. Các loại cành.
C. Các loại lá.
D. các loại hoa.
Câu 2: (1,5 điểm).
Em hãy tìm từ điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa nhưng câu sau:
Nhà ở là tổ ấm gia đình, là nơi thoả mãn các nhu cầu của con người về.......(1).......và .................(2).............
Rèm cửa tạo vẻ ...........(3) ..........., có tác dụng ..........(4).........
 và làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà.
Câu 3: (2,5 điểm).
a) Trang phục là gì ?.
b) Hãy nêu chức năng của trang phục ?.
Câu 4: (3 điểm).
Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, nhăn nắp ?.Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?.
Câu 5: (1 điểm).
Vì sao nói cây cảnh có tác dụng làm trong sạch không khí ?.
----------Hết----------
đáp án HK I
Năm học 2008-2009
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gan giao đề)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
B
D
D
A
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(1) Vật chất; (2) tinh thần
(3) râm mát; (4) che khuất
0,75
0,75
3
a) Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đo kèm như mũ, giầy, tất, khăn quàng ... Trong đó áo quần là vật dụng quan trọng nhất.
b) Chức năng của trang phục: Có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
1,5
1.0
4
- Đảm bảo sức khoẻ cho mọi thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi dùng một vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
- Mỗi người có nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định, không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi, thường xuyên quét dọn sạch sẽ trong và ngoài phòng (xung quanh nhà), lau nhà, lau bụi trên đồ dạc, cửa 
1,5
1,5
5
- Cây cảnh có tác dụng làm trong sạch không khí vì có chất diệp lục dưới ánh sáng của mặt trời cây quang hợp nhả ra khí o xy và hút khí cácbonic. Do vậy cây cảnh làm trong sạch không khí.
1,0
đề Kiểm tra học kỳ I
Năm học 2008-2009
Môn: sinh học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gan giao đề)
Câu 1: (1 điểm).Điền từ, cum từ thích hợp vào ô trống:
Trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, có môi trường sống lối sống khác nhau, nhưng cơ thể đều có đặc điểm chung là ..(1)..không .(2).. có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hoá ..(3) .. và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ .. (4) .. và cơ quan di chuyển .. (5) ..
Câu 2: (2 điểm).
Hãy hoàn thành bảng sau bằng cách đánh dấu (+) vào ý em cho là đúng.
Đại diện
Kiểu tổ chức cơ thể
Lối sống
Dinh dưỡng
Các thế hệ liên thông với nhau
đơn độc
Tập đoàn
Bơi lội
Sống bám
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Có 
Không 
Sứa
San hô
Câu 3: (2 điểm).
Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông ?.
Câu 4: (2 điểm).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1) Động vật nguyên sinh nào dưới đây có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp:
A.
Trùng giày.
C.
Trùng sốt rét.
B.
Trùng biến hình.
D.
Trùng roi xanh.
2) Đặc điểm nào sau đây có ở trùng biến hình ?.
A.
Có roi.
C.
Có lông bơi
B.
Có chân giả
D.
Có bộ phận di chuyển bị tiêu giảm.
3) Đặc điểm chung của ngành chân khớp là:
A.
Có vỏ kitin che chở bên ngoài và là chỗ bám cho cơ.
B.
Có phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
C.
Phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
D.
Cả A, B, C đều đúng.
E.
Chỉ có A và B đúng
4) Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt.
A.
Trai, sò.
C.
Trai, ốc vặn.
B.
Trai, ốc sên.
D.
Mực, sò.
Câu 5: (1,5 điểm).
	Nêu các đặc điểm phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác ?.
Câu 6: (1,5 điểm).
	Để phòng chống bệnh giun tròn kí sinh ta phải thực hiện nững biện pháp gì ?.
----------Hết----------
đề Kiểm tra học kỳ I
Năm học 2008-2009
Môn: vật lý 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gan giao đề)
Phần I:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Vật nào dưới đây không phải là vật phát ra ánh sáng
 A.
Mặt trời.
C.
Mặt trăng
B.
Con đom đóm đang lập loè trong bóng tối.
D.
Ngọn đuốc đang cháy
Chiếu một tia sáng tới gương phẳng ta có tia phản xạ tạo với tia tới một góc.
 A.
Bằng góc phản xạ
C.
Bằng nửa góc tới
B.
Bằng góc tới
D.
Bằng hai lần góc tới.
Âm phát ra càng thấp khi.
 A.
Tần số dao động càng nhỏ.
C.
Biên độ dao động càng nhỏ.
B.
Vận tốc truyền âm càng nhỏ.
D.
Thời gian dao động càng nhỏ. 
Ta nghe được âm to hơn khi 
A.
Âm phản xạ truyền đến tai ta trước khi âm phát ra.
B.
Âm phản xạ truyền đến tai ta cùng một lúc với âm phát ra.
C.
Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.
D.
Âm phản xạ không truyền đến tai
Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt.
 A.
Phẳng và sáng.
C.
Gồ gề và mềm.
B.
Nhẵn và cứng.
D.
Mấp mô và cứng.
6) Vật nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn .
A.
Tiếng chim hót cạnh khu dân cư giữa buổi trưa.
B.
Tiếng tập hát trong khu nhà ở giữa buổi trưa.
C.
Tiếng kẻng báo thức hết giờ nghỉ trưa
D.
Tiếng băng nhạc nhẹ được bật trong giờ nghỉ trưa
Phần II: Dùng cum từ thích hợp điền vào chỗ trống.
7) Hiện tượng ... (1) ... xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất.
 Hiện tượng ...(2) ... xảy ra khi ta đứng yên trên trái đất trong vùng bóng tối của mặt trăng.
8) - ảnh ảo tạo bới các gương có thể nhìn thấy nhưng không thể 
... (4) ... trên màn chắn.
ảnh ảo của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm ... (5) ... ảnh ảo của vật đó nhìn thấy trong gương phẳng.
Phần III: Tự luận.
9) Âm có thể truyền được qua những môi trường nào?. So sánh vận tốc truyền âm qua các môi trường đó?.
	10) Nếu em hát trong phòng rộng và phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rỗ hơn. Giải thích vì sao?.
11) Một mũi tên có chiều dài 2 cm được đặt song song và cách một gương phẳng 2 cm. Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương.
12) (Giành cho lớp 7D)
Tại sao khi áp tai vào tường ta có thể nghe được tiếng cuời nói ở phòng bên cạnh. Còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được.
----------Hết----------
đáp án HK I
Năm học 2008-2009
Môn: vật lý 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gan giao đề)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
C
0,5
2
D
0,5
3
A
0,5
4
B
0,5
5
B
0,5
6
B
0,5
7
Nguyệt thực, nhật thgực
1,0
8
Hứng được, lớn hơn
1,0
9
- Âm có thể truyền qua cá môi trường rắn, lỏng, khí.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn vân tốc truyền âm trong chất lỏng
- Vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn vân tốc truyền âm trong chất khí.
0,5
0,5
10
-Trong phòng nhỏ (hẹp) nghe rõ hơn vì: trong phòng hẹp âm dội lại từ bức tường đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn.
- Còn trong phòng rộng, âm dội lại từ tường đến tai ta có thể đến sau âm phát ra nên ta có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe không được rõ.
1,0
1,0
11
Vẽ được hình bên 
A
B
A’
B’
2,0
12
Vì: tường là vật rắn truyền âm tốt và trực tiếp đến tai ta.
- Khi không áp tai tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên.
1,0
đề Kiểm tra học kỳ I
Năm học 2008-2009
Môn: Công nghệ 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gan giao đề)
Câu 1: (1 điểm) Hãy nêu những công việc cần làm trong nhà bếp
Câu 2: (1 điểm) Các khu vực để thực hiện các công việc đó cần được bố trí trong nhà bếp như thế nào cho hợp lý.
Câu 3: (2 điểm) Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn.
Câu 4: (1 điểm) Em cho biết đặc điểm của sản phẩm lao động là gì ?.
Câu 5: (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
1) Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu:
a.
Theo nhu cầu dinh dưỡng
b.
Thay đổi hàng ngày, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm.
c.
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm.
d.
Tất cả các yêu cầu trên.
2) Khăn ăn bằng giấy thường được đặt ở.
a.
Dưới bát ăn chính.
b.
Trên miệng cốc
c.
Trên miệng bát.
d.
Tất cả đều sai.
Câu 6: (1 điểm) Hãy điển vào chỗ trống(.....) bằng các từ trong ngoặc cho thích hợp đúng nghĩa.
Lò nướng bánh có thể dùng để ...(1)...thực phẩm.
(Hấp, đun sôi, làm chín).
.(2) của thiết bị điện không bao giờ được nhúng vào nước.
(Mũi khoan, mô tơ, lưỡi dao)
Câu 7: (1 điểm) Trước khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện cần phải làm gì ?.
a.
Theo dõi nguồn điện, sử dụng đúng quy cách.
b.
Kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện, ...
c.
Lau chùi sạch, tránh dính nước, ...
Câu 8: (1 điểm) Giữ vệ sinh nơi làm việc, xử lý rác thải trong quá trình chế biến thức ăn, phân loại rác thải nhắm mục đích gì ?.
---------Hết----------

File đính kèm:

  • docde KTHK I CN6 co dap an.doc