Đề kiểm tra học kỳ I năm học : 2008-2009 môn : ngữ văn – 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học : 2008-2009 môn : ngữ văn – 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	 NĂM HỌC : 2008-2009
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 9
 ĐỀ CHÍNH THỨC
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :……………………………………
Giám khảo 2: ……………………………………


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 đ)
	Học sinh đọc kỹ đề và khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.
	1. Hình ảnh “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” trong bài thơ “Đồng chí” cho
 chúng ta biết được điều gì về các anh bộ đội ?
	A. Đều xuất thân là nông dân nghèo.	B. Đều là những người giỏi chịu đựng.
	C. Cùng quê hương.	D. Là những người khác hoàn cảnh.
	2. Đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ nào ?
	 “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
	 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.
	 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim,
	 Như sa như ùa vào buồng lái.”
	A. Đoàn thuyền đánh cá.	B. Đồng chí.
	C. Ánh trăng.	D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
	3. Bài thơ “Bếp lửa” là lời của nhân vật nào ?
	A. Cháu với bà.	B. Bà với cháu.
	C. Bố với con.	D. Nhà thơ với bạn đọc.
	4. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
	 Mai sau con lớn làm người tự do”
	Đây là lời của ai ? Trích trong bài thơ nào ?
Lời người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Lời người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Lời người cháu xa cha mẹ đang ở với bà trong bài thơ “Bếp lửa”. 
Lời tác giả trong bài thơ “Đồng chí”.
	5. Truyện ngắn “Làng” viết về ai?
	A. Anh bộ đội cụ Hồ.	B. Người nông dân.
	C. Anh du kích.	D. Người lính lái xe.
	6. Theo em, anh thanh niên trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long có đức tính gì 
 đáng quý ?
	A. Thích trò chuyện với mọi người.	B. Yêu cuộc sống tự do.
	C. Muốn làm việc ở SaPa.	D. Sống có lý tưởng, nhiệt tình, chu đáo.
	7. Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ ?
	A. Uống nước nhớ nguồn.	B. Lá lành đùm lá rách.
	C. Nghiêng nước nghiêng thành.	D. Cái nết đánh chết cái đẹp.
	8. Nghĩa của từ “cung cúc” là ?
	A. Dáng đi cắm cúi và nhanh vội.	B. Dáng đi chậm, khoan thai.
	C. Dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển.	D. Dáng đi xiêu vẹo, khập khiểng.
	9. Trong các câu sau, câu nào dùng từ chính xác ?
	A. Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng.
	B. Hiện nay, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
	C. Vào đêm khuya, đường phố rất vắng lặng.
	D. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
	10. Tác phẩm “Làng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
	A. Biểu cảm.	B. Tự sự.
	C. Miêu tả.	D. Nghị luận.
	11. Ai là nhân vật chính trong truyện “Lặng lẽ SaPa”?
	A. Bác lái xe.	B. Cô kỹ sư.
	C. Ông họa sĩ.	D. Anh thanh niên.
	12. Truyện “Chiếc lược ngà” được trần thuật theo lời kể của ai ?
	A. Cô giao liên.	B. Ông Sáu.
	C. Người bạn của ông Sáu.	D. Tác giả.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1(2đ): Hãy tóm tắt văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1). 
Câu 2(5đ): Chọn một trong hai đề sau :
Thuyết minh một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.	


HẾT.





































GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
NĂM HỌC 2008-2009.
--------- 000O000----------

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 đ, mỗi câu 0,25đ
A	7. C
D	8. A
A	9. C
A	10. B
B	11. D
D	12. C
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ)
	CÂU 1 (2đ) : Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Yêu cầu: HS tóm tắt tương đối đầy đủ các sự việc chính, đảm bảo nội dung câu chuyện.
Có thể theo gợi ý sau: “Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc con gái chưa đầy một tuổi. Khi con lên tám ông mới có dịp về thăm, nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ba không giống như trong ảnh chụp cùng má. Những ngày thăm nhà, bé Thu xem luôn xa lánh ông. Đến khi nghe bà ngoại nói về vết thương trên mặt của cha, Thu mới nhận ra ông Sáu là ba thì ông phải đi. Ở căn cứ, ông Sáu dồn hết tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà tặng con. Trước lúc hy sinh trong một trận càn, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn nhờ gởi lại cho con rồi mới nhắm mắt.”
	CÂU 2 (5đ):
	Đề 1: Thuyết minh một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.
Mở bài : (0,5đ) Giới thiệu khái quát di tích hoặc thắng cảnh quê em.
Thân bài : (4đ)
+ Thuyết minh về xuất xứ, vị trí địa lý, nguồn gốc tên gọi của đối tượng (1đ)
+ Kiến trúc, cấu tạo, hình dáng, màu sắc,… về đối tượng (1đ).
+ Giá trị, ý nghĩa về lịch sử, xã hội của đói tượng (1đ)
+ Nhận thức và trách nhiệm của người công dân đối với di tích, thắng cánh của đất nước 
 nói chung và của địa phương nói riêng (1đ).
Kết bài : (0,5đ) Nêu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng vừa thuyết minh.
(Chú ý: Nêu được nét đặc sắc của đối tượng cần thuyết minh, nên chọn đối tượng gần gũi ở 
 địa phương để bài viết được chính xác và đầy đủ hơn.)

	Đề 2: Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và 
 miêu tả nội tâm.
Mở bài : (0,5đ) Giới thiệu hoàn cảnh, sự việc làm em nhớ mãi không quên.
Thân bài : (4đ)
+ Sự việc diễn ra lúc nào, ở đâu, xảy ra như thế nào. (1đ)
+ Có ai chứng kiến, những ai tham gia câu chuyện, diễn biến sự việc. (1,5đ)
+ Diễn biến tâm trạng của em khi tham gia câu chuyện. (1đ)
+ Kết thúc câu chuyện diễn ra thế nào mà khiến em nhớ mãi. (0,5đ)
Kết bài : (0,5đ) Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
(Chú ý: Cần có yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm rõ nét, diễn biến tâm lý phải phù hợp lứa
 tuổi và diễn ra hợp lý, tự nhiên.)


	@ Hướng dẫn chấm trên đây chỉ là gợi ý, tùy tình hình thực tế mà tổ chấm có thể thống nhất 
 cụ thể hơn về nội dung chi tiết cũng như thang điểm.
	

File đính kèm:

  • docVAN 9 HK1.doc
Đề thi liên quan