Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009 Môn : Ngữ Văn Lớp 10 TRƯỜNG PTTH ĐẶNG HUY TRỨ

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009 Môn : Ngữ Văn Lớp 10 TRƯỜNG PTTH ĐẶNG HUY TRỨ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TRƯỜNG PTTH ĐẶNG HUY TRỨ

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10 
 Thời gian làm bài : 90 phút 
 	

 I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm )
 Tìm và phân tích phép ẩn dụ, hoán dụ trong những đoạn trích sau :
 a. Áo chàm đưa buổi phân ly
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay 
 ( Việt Bắc – Tố Hữu )
 b. Xưa phù du mà nay đã phù sa,
 Xưa bay đi mà nay không bay mất 
 ( Nay đã phù sa – Chế Lan Viên )
 Câu 2 ( 3,0 điểm )
 Ghi lại bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm và phân tích vẻ 
 đẹp trí tuệ của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ .
 II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm )
 1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 Câu 3 ( 5,0 điểm )
 Tình cảm gia đình vốn là một tình cảm thiêng liêng và cao quý. Em 
 hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất của mình về tình cảm gia đình theo ngôi
 kể thứ nhất.
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao 
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, bà lão hàng nước đã có cuộc gặp gỡ kì lại với quả thị - nơi nương thân của Tấm. Bà đã giúp Tấm trở lại lốt người và được đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của bà hàng nước từ ngôi thứ nhất.





 ……………………Hết………………….









 
 TRƯỜNG PTTH ĐẶNG HUY TRỨ

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian làm bài : 90 phút 
 


 I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm )
 Em hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau :
 a. Lời nói chẳng mất tiền mua,
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
 b. Vàng thì thử lửa thử than,
 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. 
 Câu 2 ( 3,0 điểm ) 
 Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy dựa 
 theo nhân vật An Dương Vương.

 II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm ) 
 1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 Câu 3 ( 5,0 điểm )
 Tình cảm gia đình vốn là một tình cảm thiêng liêng và cao quý. Em
 hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất của mình về tình cảm gia đình theo ngôi 
 kể thứ nhất.
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao :
Em hãy hóa thân vào cô Tấm, kể ngắn gọn câu chuyện về cuộc đời mình và tìm một kết thúc khác cho câu chuyện Tấm Cám. 









 ………………………Hết…………………..












 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian làm bài : 90 phút Năm học 2008 -2009
 


 I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm ) 
( 1,0 điểm )
- Hoán dụ : Áo chàm – đồng bào Việt Bắc. Họ thường hay mặc
màu áo này.
( 1,0 điểm )
Ẩn dụ : Phù du – kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn
của con người.
Ẩn dụ : Phù sa – cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ, đầy triển 
vọng tốt đẹp của con người.
 Câu 2 ( 3,0 điểm )
Ghi lại bài thơ đầy đủ ( 1,5 điểm )
Phân tích được vẻ đẹp trí tuệ của nhà thơ thể hiện qua bài thơ
( 1,5 điểm ).
 II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm )
 1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 Câu 3 ( 5,0 điểm )
 Yêu cầu chung cụ thể
 * Học sinh biết phương pháp làm bài văn tự sự ( đủ 3 phần )
 * Biết chọn lọc và khi kể biết thể hiện đúng ngôi kể ( ngôi thứ nhất )
 * Dàn ý :
 + MỞ BÀI :
 - Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được
 kỷ niệm.
 - Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỷ niệm ấy.
 + THÂN BÀI :
 - Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân mà ta sắp kể.
 - Kể về kỷ niệm.
 * Câu chuyện diễn ra khi nào?
 * Kể lại nội dung sự việc.
 * Kỷ niệm ấy đã để lại tronh bản thân điều gì ?
 + KẾT BÀI :
 - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỷ niệm ấy.
 - Tự hào và hạnh phúc vì có được những người thân như vậy.
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao :

1. Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng kĩ năng để viết một bài văn tự sự.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt những nội dung chính sau:
- Bà lão giới thiệu về mình
- Bà lão đã gặp và có được quả thị - nơi nương thân của Tấm.
- Bà lão thấy sự kì lại khi mang quả thị về nhà. Bà theo dõi và thấy một cô gái xinh đẹp bước ra từ quả thị rồi làm việc nhà giúp mình.
- Bà lão đã xé nát vỏ thị và từ đó bà sống cùng cô Tấm.
- Một lần nhà vua đi chơi, vào quán nước của bà, nhờ mi8eengs trầu têm cách phượng mà nhà vua đã gặp lại vợ mình là Tấm.
- Tấm đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc.
- Suy nghĩ của bà lão về cuộc gặp gỡ kì lạ của mình với Tấm.
3. Hướng dẫn cho điểm:
* 4-5 điểm: 
- Kể đúng ngôi. Cốt truyện triển khai chặt chẽ. Có sáng tạo một cách hợp lí. Kết hợp một cách linh hoạt các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
* 3 điểm: 
- Kể đúng ngôi. Cốt truyện khá chặt chẽ. Ít sáng tạo. Có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
- Bài viết không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
* 2 điểm: 
- Kể đúng ngôi. Kể còn ở mức sơ lược, chưa có sự sáng tạo rõ nét. Bài làm không đưa được các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
* 0 – 1 điểm: Kể sai ngôi hoặc hầu như không kể được gì.







 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian làm bài : 90 phút Năm học 2008 - 2009

. I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 : (2,0 điểm )
 a. ( 1,0 điểm )
 Đây là lời khuyên chân thành khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng và . giữ phép lịch sự ( phương châm lịch sự ). Hãy biết lựa chọn “từ ngữ nào “, cách 
 nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.
 b.( 1,0 điểm )
 Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào, người nói dễ nghe hay sỗ sàng, cục cằn.
 Câu 2 : ( 3,0 điểm )
 Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương :
Lai lịch của nhân vật .
Các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.
Quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện.
II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm )
1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 	 Câu 3 ( 5,0 điểm )
 Yêu cầu chung cụ thể
 * Học sinh biết phương pháp làm bài văn tự sự ( đủ 3 phần )
 * Biết chọn lọc và khi kể biết thể hiện đúng ngôi kể ( ngôi thứ nhất )
 * Dàn ý :
 + MỞ BÀI :
 - Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được
 kỷ niệm.
 - Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỷ niệm ấy.
 + THÂN BÀI :
 - Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân mà ta sắp kể.
 - Kể về kỷ niệm.
 * Câu chuyện diễn ra khi nào?
 * Kể lại nội dung sự việc.
 * Kỷ niệm ấy đã để lại tronh bản thân điều gì ?
 + KẾT BÀI :
 - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỷ niệm ấy.
 - Tự hào và hạnh phúc vì có được những người thân như vậy.
 
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao :

1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh biết vận dụng kĩ năng để viết một bài văn tự sự.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
- Trong phần tự sự phải kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng. Nhưng cần phải dựa trên nội dung lôgic của câu chuyện. Tránh viết lan man, không liên quan gì đến nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt những nội dung chính sau:
- Cô Tấm tự giới thiệu và kể về câu chuyện của cuộc đời mình.
+ Trước khi trở thành Hoàng hâu: Sống với dì ghẻ bị hắt hủi đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần...
+ Sau khi trở thành Hoàng hậu, mẹ con Cám vẫn không buông tha, Tấm phải đấu tranh quyết liệt để bảo vệ hạnh phúc của mình. (Thể hiện rõ qua những lần hồi sinh)... 
- Kể sáng tạo, tìm một kết thúc khác cho câu chuyện “Tấm Cám”
(HS có thể kể theo nhiều cách, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên cần bám vào nội dung ý nghĩa của truyện.)
3. Hướng dẫn cho điểm:
* 4-5 điểm: 
- Đáp ứng được những yêu cầu trên. Kể đúng ngôi. Cốt truyện triển khai chặt chẽ. Kể sáng tạo một cách hợp lí. Kết hợp một cách linh hoạt các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
* 3 điểm: 
- Kể đúng ngôi. Cốt truyện khá chặt chẽ. Có kể sáng tạo về một kết thúc khác cho câu chuyện. Kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
 - Bài viết không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
* 2 điểm: 
- Kể đúng ngôi. Kể còn ở mức sơ lược, có sự sáng tạo nhưng chưa rõ nét. Bài làm không đưa được các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
* 0 – 1 điểm: Kể sai ngôi hoặc hầu như không kể được gì.


File đính kèm:

  • docDe van HKIL10 080903.doc