Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009 môn Vật lí 6

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009 môn Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Bình
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009
Môn : Vật lí 6
( Thời gian làm bài : 45 phút )
Câu 1: Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Câu 2: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
Câu 3: Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết được buộc chặt vào một chiếc cọc. Tại sao bè không bị trôi?
Câu 4 : Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị g/cm3 và kg/m3.
Đáp án + biểu điểm :
Câu 1: Mỗi ý đúng được 1 điểm.
 	Phải nêu lên được 2 ý chính sau:
 	- Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích thường được dùng đong xăng dầu, nước mắm, bia...
 	- Các loại bình chia độ dùng ở phòng thí nghiệm. Xi lanh bơm tiêm dùng để tiêm.
Câu 2: Phải nêu lên được các ý chính sau được 3 điểm: (lưu ý là chọn quả trứng chìm ngập trong nước) 	Phương án gợi ý có thể là:
 	- Cách 1: Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích trứng.
 	- Cách 2 (không dùng đĩa): Bỏ trứng vào bát. Đổ nước vào đầy bát, Lấy trứng ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa 100cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng.
 	- Cách 3 (không dùng đĩa): Đổ nước vào đầy bát. Đổ nước từ bát sang bình chia độ (V1 ). Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích trứng.
Câu 3: Phải nêu lên được các ý chính sau được 2 điểm:
 	Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng.
Câu 4 : 3 điểm
Đổi 397g = 0,397 kg
 320cm3 = 0,00032m3
Khối lượng riêng của lượng sữa trong hộp là :
Thay số ta có :
* Tính theo g/cm3 : g/cm3
* Tính theo kg/m3 : kg/m3
Phòng GD&ĐT Đầm hà
đề kiểm tra học kì I năm học 2008 - 2009
Môn: Vật lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
 Câu 1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống
a. Trong thuỷ tinh trong suốt, ánh sáng truyền đi theo (1)... 
b. Các nguồn phát ra âm đều (2). . . . . . . . . . .
Số dao động trong 1 giây là (3). . . . . . . . Đơn vị tần số là (4). . . . . ..
 Câu 2. So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm?
 Câu 3. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ) 	. A
S. 
Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương.
Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua điểm A ở trước gương. 
 Câu 4. ở những đoạn đường cua, gấp khúc, người ta thường lắp gương nào? Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? Giải thích.
Sơ lược đáp án & biểu điểm
 Câu 1. (2 điểm):
1. đường thẳng	
2. dao động	
3. tần số 	
4. hec (Hz) 	
 Câu 2. (2 điểm)
Giống nhau: Đều cho ảnh ảo. 	
Khác nhau:	- Gương phẳng: ảnh bằng vật.
- Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật.
- Gương phẳng: ảnh lớn hơn vật. 	
 Câu 3. (4 điểm):
a. (2 điểm ) 
- Vẽ SS’ vuông góc với gương
 	SH = HS’
 	 . A
 	S.
 I
S’ 
b. (2 điểm) 
- Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’ 
- Vẽ S’A cắt gương ở I ; SI là tia tới cho tia phản xạ IR qua A.	
 Câu 3. (2 điểm)
 	- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng nên dễ dàng quan sát được vật cản bị che khuất một khoảng rộng hơn ở phía trước, nhờ đó tránh được tai nạn.
Phòng GD&ĐT Đầm hà
đề kiểm tra học kì I năm học 2008 - 2009
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
 Câu 1. Điền từ thích hợp vào ô trống (2 điểm )
Khi vị trí của một vật (1). . . . . . . theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy đang (1) . . . . . . . so với vật mốc.
Độ lớn vận tốc được tính bằng (3) ...................... trong (4) ..................... thời gian.
 Câu 2. Nói vận tốc tàu hoả là 40km/h. Điều đó có nghĩa gì?
 Câu 3. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30 giây. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24 giây. Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả đoạn đường.
 Câu 4. Tại sao khi nhổ cỏ người ta không nên bứt quá nhanh?
Sơ lược đáp án và biểu điểm
 Câu 1. (2 điểm)
	(1) thay đổi	(0,5đ)
	(2) chuyển động	(0,5đ)
	(3) quãng đường	(0,5đ)
	(4) một đơn vị	(0,5đ)
 Câu 1. (1 điểm)
Điều đó có nghĩa: trung bình mỗi giờ tàu hoả đi được 40km	(1,5đ)
 Câu 2. (4,5 điểm)
- Vận tốc trung bình trên đoạn đường dốc 
	(1,5đ)
	- Vận tốc trung bình trên đoạn đường nằm ngang	2,5m/s	(1,5đ)
	- Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường	 	(1,5đ)
 Câu 3. (2 điểm)
- Vì cây cỏ cũng như mọi vật, đều có quán tính.	(1đ)
	- Nếu bứt quá nhanh sẽ dễ làm đứt gốc.	(1đ)

File đính kèm:

  • docDe KTDA HKI vat ly 6.doc
Đề thi liên quan