Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn Khối 9

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn Khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND huyện yên thủy
 Phòng giáo dục và đào tạo

Đề kiểm tra học kỳ i năm học 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn Khối 9
Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề)


I/Phần trắc nghiệm ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng a, b, c hoặc d cho mỗi câu và ghi vào giấy thi. 
Câu1: Cách nói “Dây cà ra dây muống” vi phạm phương châm hội thoại nào?
Phương châm lịch sự C. Phương châm cách thức
Phương châm quan hệ D. Phương châm về chất
Câu 2: Nét nổi bật trong tính cách nhân vật Trương Sinh ( trong “Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ” ) là gì?
Hiền lành B. Đa nghi C. Nóng nảy D. Thô lỗ
Câu 3: Nhà thơ Bằng Việt sáng tác bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh nào?
Khi giặc đốt làng C. Khi nhà thơ đi sơ tán 
Khi nhà thơ đi bộ đội D. Khi nhà thơ đi học ở nước ngoài
Câu 4: Đoàn thuyền đánh cá ( trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận) ra khơi vào thời điểm nào?
A. Khi mặt trời lặn B. Lúc nửa đêm C. Khi gần sáng D. Giữa trưa
Câu 5: Câu “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”( trích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) là câu gì?
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn
Câu 6: Bài thơ nào sau đây không có hình ảnh ánh trăng?
 A. Đồng chí B. ánh trăng C. Đoàn thuyền đánh cá D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 7: Câu “Hoa nói với tôi là ngày mai bạn ấy đi học” sử dụng cách dẫn nào?
 A. Gián tiếp 	B. Trực tiếp
Câu 8: Nhân vật Mã Giám Sinh trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được tác giả miêu tả
bao nhiêu tuổi?
 A. Ngoài 30 B. Ngoài 40 C. Ngoài 50 D. Ngoài 60
II/ Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
 Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ miêu tả tiếng đàn của Thuý Kiều:
“... Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa...”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Câu 2 ( 5 điểm )
 2.1. Em hãy ghi lại khổ thơ kết thúc của bài thơ “ánh trăng” ( Nguyễn Duy)
 2.2. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa ghi, từ đó rút ra cho mình bài học trong cuộc sống.

.........................................................HếT.........................................................
 UBND huyện yên thủy
 phòng giáo dục và đào tạo 

Hướng dẫn chấm 
Môn: Ngữ văn khối 9

I. phần trắc nghiệm ( 2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
B
D
A
C
D
A
B
II. Phần tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 ( 3 điểm)
Học sinh phát hiện được phép tu từ trong đoạn thơ là so sánh (0,5 điểm )
Phần giá trị: 
+ Qua so sánh để cụ thể hoá, chi tiết hoá tiếng đàn. (0,5 điểm)
+ Qua so sánh để hình tượng hoá, nghệ thuật hoá tiếng đàn. (0,5 điểm).
đ Đoạn thơ ca ngợi ngón đàn, tài đàn của Thuý Kiều. (0,5 điểm)
đ Đoạn thơ cũng góp phần thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. (0,5 điểm)
Diễn đạt trôi chảy, trình bày mạch lạc, sạch sẽ (0,5 điểm)
Câu 2 ( 5 điểm)
Đề bài có 2 yêu cầu:
2.1.Ghi lại chính xác, đầy đủ khổ thơ cuối của bài thơ “ánh trăng” (Nguyễn Duy) (0,5 điểm)
2.2. Trình bày cảm nhận, rút ra bài học (4,5 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng: ( 0,5 điểm )
- Bố cục 3 phần Mở – Thân – Kết đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
B. Yêu cầu về kiến thức: ( 4 điểm)
- Học sinh có thể cảm nhận từ nhiều hướng, miễn là bám sát và hiểu đúng ý thơ, phát hiện được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.
- Từ giá trị tư tưởng của ý thơ, học sinh rút ra bài học thiết thực cho cuộc sống của mình.
Sau đây là một số định hướng:
Cảm nhận: ( 3 điểm)
Về nghệ thuật: ( 1 điểm)
Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị như lời kể chuyện, lời tâm tình; nhịp thơ chậm, đều vừa ngân vang tha thiết, vừa trĩu nặng, lắng sâu.
Hình tượng thơ vận động từ “ vầng trăng” đến “ ánh trăng” giàu giá trị biểu đạt.
Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu tính đời thường.
Thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ giàu giá trị tạo hình, biểu trưng.
b. Về nội dung: ( 2 điểm)
- ý nghĩa đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa .
- Sự bao dung, độ lượng, thuỷ chung, nghĩa tình của quá khứ , cũng là của đất nước, nhân dân bình dị mà lớn lao.
- Nhận thức về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.
- Sự tự nhìn lại, tự đối thoại với chính mình.
2. Bài học về cuộc sống: ( 1 điểm)
- Thái độ “ Uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
- Thái độ “ tự phê” nghiêm khắc để chấn chỉnh, tự hoàn thiện mình.



File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki 1 khoi 9.doc
Đề thi liên quan