Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2009 -2010 Môn: ngữ văn lớp 8

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2009 -2010 Môn: ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục Đề kiểm tra học kỳ I -Năm học 2009 -2010
 Trường THCS Môn: Ngữ văn lớp 8
 ---------- Thời gian: 90 phút ( không kể giao đề)
 ---------------------------------------------
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 " Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu."
 ( Lão Hạc - Nam Cao- Ngữ văn 8, tập một- NXBGD 2006)
Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước mỗi ý trả lời đúng ( ví dụ: câu 1- A, câu 2- B…)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn:
 A. Tự sự, miêu tả, lập luận C.Tự sự, miêu tả 
 B. Miêu tả, tự sự, biểu cảm D. Tự sự, biểu cảm 
Câu 2: Dòng nào không phải là nét nghệ thuật được nhà văn thể hiện trong đoạn trích?
 A. Nhịp điệu lời kể chậm rãi, những hình ảnh giàu chất biểu tượng. 
 B. Nhịp điệu lời văn gấp gáp, dồn dập. 
 C. Triết lý sâu sắc, tình huống truyện bất ngờ, hợp lý.
 D. Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu chất tạo hình và sức gợi cảm. 
Câu 3:Vì sao, khi lão Hạc chết, ông giáo lại có suy nghĩ: cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác?
 A. Lão Hạc không thể gặp lại con trai khi anh trở về.
 B. Lão chết trong cô đơn không người thân thích.
 C. Ông giáo sẽ không còn nơi để bầu bạn.
 D. Phải tìm đến cái chết- con đường nghiệt ngã nhất, người nông dân như lão Hạc mới có thể 
 giữ được nhân phẩm của mình trong xã hội đương thời.
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào là thán từ ?
 A. Không B. Mải mốt C. Vật vã D. Thật là
Câu 5: Cái chết của lão Hạc nói lên ý nghĩa sâu sắc nào?
 A. Số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
 B. Khẳng định tâm hồn, phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong bước đường cùng.
 C. Niềm tin của nhà văn về sức sống mãnh liệt của nhân phẩm người dân lao động.
 D. Cả 3 ý trên. 
Câu 6: Những từ đặc tả cái chết của lão Hạc:" rũ rượi", "xộc xệch", "long sòng sọc", "tru tréo" là:
 A. Từ tượng thanh. C. Từ tượng thanh, tượng hình.
 B. Từ tượng hình. D. Không phải các phương án trên.
II. Tự luận :(7 điểm)
Câu 1:( 2 điểm) 
 Bằng hiểu biết của mình về văn bản " Trong lòng mẹ" ( trích "Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng), hãy thuyết minh về đặc điểm chính của thể hồi kí.
Câu 2: (5 điểm). Em hãy kể lại một cuộc chia tay cảm động mà mình đã trải qua hoặc được chứng kiến.

File đính kèm:

  • docDe thi van 8 co ca dap an chuan.doc
Đề thi liên quan