Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học 7 - Trường THCS Tân An

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học 7 - Trường THCS Tân An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS TÂN AN
------–&—------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010
MÔN : SINH HỌC 7
THỜI GIAN:45’
ĐỀ:
Câu1: (2,5đ) Cơ thể châu chấu có cấu tạo ngoài như thế nào? Chúng sinh sản và phát triển ra sao?
Câu 2: (2,5đ) Ngành thân mềm có vai trò gì?
Câu 3: (3đ) Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? nêu biện pháp phòng bệnh sốt rét?
Câu 4: (2đ) Ở địa phương em có những loài giáp xác nào được làm thực phẩm? loại nào có giá trị xuất khẩu?
 GVBM
ĐÀO VĂN THƯƠNG
------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
* Cấu tạo: (1,5đ) 
- Cơ thể châu chấu gồm 3 phần : đầu , ngực , bụng
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở.
* Sinh sản và phát triển: (1đ)
- Châu chấu phân tính , đẻ trứng trong đất, châu chấu non mới nở đã giống bố, mẹ( kiểu biến thái không hoàn toàn).
Câu2:
* Có lợi: (1,5 đ)
- Làm thực phẩm cho người
- Làm nguyên liệu xuất khẩu.
- Làm sạch môi trường nước.
- Làm đồ trang trí, trang sức.
- Có giá trị về mặt địa chất.
* Có hại: (1 đ)
- Có hại cho cây trồng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.
Câu 3:
* Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường thuận lợi (nhiều cây cối rậm rạp, nhiều vùng lầy,) nên có nhiều loài muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét (1 đ)
*Biện pháp: (2đ) 
- Vệ sinh ngủ mùng,
- Vệ sinh môi trường : phát hoang bụi rậm quanh nhà , khai thông cống rảnh, đi lao động phải mặc áo , quần dài tay
- Diệt muỗi, diệt lăng quăn.
Câu 4:
*Tùy theo mức độ học sinh làm đúng mà cho điểm
- Học sinh kể được hầu hết các giáp xác ở địa phương dùng để làm thực phẩm (1 đ)
- Học sinh kể được hầu hết các giáp xác ở địa phương dùng để xuất khẩu (1 đ)
------------Hết-------------
PHÒNG GD& ĐT CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS TÂN AN
------–&—------
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - NĂM HỌC 2009-2010
MÔN : SINH HỌC 7
ĐỀ:
A. TRẮC NGHIỆM
Câu1: Đánh dấu “x” vào ô vuông ở câu trả lời mà em cho là đúng (2đ) ?
1/. Nơi sống của thủy tức là?
¨A.nước ngọt
¨B. nước mặn.
¨C. nước lợ.
¨D. Váng cống rảnh ao hồ.
2/. Sứa có hình dạng?
¨A. Hình trụ.
¨B.Hình vuông (dù)
¨C. Hình lá
¨D. Hình cầu
3/. Trùng giày di chuyển được là nhờ?
¨A. Chi bên
¨B. Tua miệng
¨C. Lông bơi
¨D. Chân giả
4/. Trùng roi sinh sản bằng cách nào?
¨A. Mọc chồi
¨B. Tái sinh
¨C. Phân đôi cơ thể theo chiều dọc.
¨D.Phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
Câu 2: (2đ) Em hãy chọn cụm từ thích hợp ở cột B ( dùng chữ A,B,C,D,E) để điền vào ô vuông mỗi câu ở cột A cho đúng tên của động vật ở từng ngành (2đ) 
CỘT A
CỘT B
¨ 1. Sán lá gan, sán lông, sán lá máu, sán bả trầu, sán dây.
¨ 2. Trùng roi, trùng giày , trùng biến hình, trùng kiết lỵ, trùng sốt rét,
¨ 3. Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô
¨ 4. giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun móc câu, giun tóc
A. Ngành động vật nguyên sinh
B. Ngành ruột khaong
C. Ngành giun dẹp
D. Ngành giun tròn
E. Ngành giun đốt.
B. TỰ LUẬN (6 Điểm)
Câu 1: Em hãy chọn cụm từ thích hợp “ trứng giun theo phân ra ngoài ; người ăn phải trứng giun (rau sống); ấu trùng trong trứng ; ruột non lần I; ruột non lần II; máu, gan, tim, phổi”để điền tiếp vào vòng đời phát triển của giun đũa ? Từ đó hayc nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa kí sinh ở người?(2,5đ)
Giun đũa đẻ trứng
(6)
(1)
(5)
(4)
(3)
(2)
Câu 2: 
Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp? trong số các đặc điểm chung của giun dẹp, đặc điểm nào dễ nhận biết giun dẹp nhất? (1,5đ)
Câu 3: 
 Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? Nêu các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét ?(2 đ)
 GVBM
ĐÀO VĂN THƯƠNG
------------------
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM
Câu1: Mỗi ý đúng đạt 0,5 đ
1 Chọn A
2 Chọn B 
3 Chọn C
4 Chọn C
Câu2: Mỗi ý đúng đạt 0,5 đ
1+ C
2+ A
3+ B	
4+ D
B. TỰ LUẬN (6 Điểm)
Câu1: (1,5đ)
(1) trứng giun theo phân ra ngoài 
(2) người ăn phải trứng giun (rau sống)
(3) ấu trùng trong trứng 
(4) ruột non lần I
(5) máu, gan, tim, phổi
(6) ruột non lần II
(1 đ) Ăn uống vệ sinh , không ăn rau sống , không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn , dùng lồng bàn, trừ diệt rồi nhặng, kết hợp với vệ sinh xã hội ở cộng đồng.
Câu 2: 
* (1 đ)
- Cơ thể dẹp đối xứng 2 bên.
- Phân biệt đầu đuôi lưng bụng
- Ruột phân nhiều nhánh
- Chưa có ruột sau và hậu môn
- Số ít sống kí sinh còn có thêm
+Giác bám
+ Cơ quan sinh sản phát triển
+ Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
* Cơ thể dẹp (0,5 đ)
Câu 3: * (1đ) Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường thuận lợi ( nhiều vùng lây, cây cối rậm rạp,)nên có nhiều loài muỗi Anophen mang các mầm bệnh sốt rét .
*(1đ) – Vệ sinh môi trường( phát hoang bụi rậm
 - Vệ sinh cá nhân ( ngủ có mùng cả ngày lẫn đêm, đi lao động mặc áo quần dài tay,)
 - Diệt muỗi, bọ rậy .
-------------Hết------------

File đính kèm:

  • docthuong. sinh7.doc