Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2009-2010 Trường Thpt Trưng Vương Môn: Văn Lớp 10 Mã đề 004

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2009-2010 Trường Thpt Trưng Vương Môn: Văn Lớp 10 Mã đề 004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG	 MÔN: Văn	LỚP 10
	 THỜI GIAN: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
	
MÃ ĐỀ: 004

Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ và chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?
Ngữ điệu là yếu tố quan trọng để bộc lộ và bổ sung thông tin khi viết
Ngôn ngữ viết được tiếp nhận bằng thị giác
Ngôn ngữ viết được hỗ trợ bằng hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa…
Ngôn ngữ phải chính xác
Câu 2: Những truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kể về những sự việc, hành vi, qua đó nêu lên bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh nhằm giáo dục con người, thuộc thể loại nào của văn học dân gian?
Truyện thần thoại
Truyện cổ tích
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Câu 3: Tục ngữ là gì?
Là những bài văn vần hoặc câu nói có vần, miêu tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để yêu cầu lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về đời sống
Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, có vần, có nhịp, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày của người lao động
Là những bài hát dân gian mang tính trữ tình, sử dụng các hình thức thơ dân tộc, giàu hình ảnh và nhịp điệu, trong sự kết hợp với âm nhạc, nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, diễn tả cuộc đấu tranh của người lao động hướng tới hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội

Câu 4: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của văn học dân gian?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật từ truyền miệng
Văn học dân gian được tập thể sáng tạo nên
Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
Văn học dân gian mang đậm dấu ấn và phong cách cá nhân của người nghệ sĩ dân gian
Câu 5: Hiểu như thế nào cho đúng về thể loại truyền thuyết?
Là những truyện dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích thế giới, thể hiện khát vọng chinh phục thế giới và phản ảnh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại
Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, kể về những biến cố trọng đại diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại bằng những hình tượng hoành tráng, hào hùng
Là những truyện dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân
Là những truyện dân gian kể về số phận người lao động trong xã hội có giai cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của người lao động, nhằm mục đích giáo dục đạo đức cho con người, đặc biệt là trẻ em
Câu 6: Đoạn văn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăn Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”.
	Hoạt động giao tiếp mà đoạn trích trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
Đăm Săn và Mtao Mxây
Đăm Săn và dân làng
Đăm Săn, dân làng, dân trong nhà
Đăm Săn và dân trong nhà
Câu 7: Sự giao tiếp trong đoạn trích trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Chuẩn bị đi đánh nhau với Mtao Mxây
Đang đánh nhau với Mtao Mxây
Trong khi Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây
Sau khi đánh thắng Mtao Mxây
Câu 8: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, chủ yếu được viết bằng kiểu chữ nào?
Chữ Hán và chữ Nôm
Chữ Hán và chữ Quốc ngữ
Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
Chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
Câu 9: Trong những thể loại văn học sau, thể loại nào có tính hư cấu cao?
Truyện cười
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Tục ngữ
Câu 10: Sử thi Đăm Săn là sử thi của dân tộc nào?
Ê-đê
Mường
Ba na
Thái 
Câu 11: Vấn đề: “Tiếp thu có sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thế giới” thuộc lĩnh vực nào của Văn học Việt Nam?
Nội dung
Nghệ thuật
Thành tựu nội dung
Thành tựu nghệ thuật
Câu 12: Những đặc điểm lớn về nội dung của Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
Chủ nghĩa yêu nước
Chủ nghĩa nhân đạo 
Cảm hứng thế sự
Cả 3 phương án trên
Tự luận: (7 điểm) 
Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
	Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
	Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
	Nam nhi vị liễu công danh trái
	Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
	(Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục,tr115)















File đính kèm:

  • docjkagdlajg'ladf'g'afdkgojp' (5).doc