Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2011-2012 môn công nghệ lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2011-2012 môn công nghệ lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bùi Hữu Diên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2011-2012 Họ và tên:............................... MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7 Lớp: .............. Thời gian: 45’(KKGĐ) Đề: A/ Phần trắc nghiệm khách quan:(4đ) I/ Hãy chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái a, b, c, d đứng trước câu trả lời:(1đ) Câu 1: Thành phần của đất trồng: a. Phần rắn b. Phần lỏng c. Phần khí d. Phần rắn, phần lỏng, phần khí Câu 2: Độ pH < 6,5 thì: a. Đất chua b. Đất kiềm c. Đất trung tính d. Đất cát Câu 3: Có bao nhiêu nhóm phân bón? a. 1 nhóm b. 2 nhóm c. 3 nhóm d. 4 nhóm Câu 4: Căn cứ vào thời kỳ bón phân, người ta chia làm mấy cách bón phân? a. 1 cách b. 2 cách c. 3 cách d. 4 cách II/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (): (1đ) 1/ Bệnh cây là trạng thái (1). của cây do (2). gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên. 2/ Xử lý hạt giống bằng (3) . và (4) ..là cho hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệng hại. III/ Điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô trống: (1đ) Loại cây trồng ngắn ngày: Khoai lang Ngô Lúa Cao su IV/ Nối mỗi số ở cột A với một chữ số ở cột B bằng cách điền vào cột C để được khẳng định đúng: (1đ) Cột A Cột B Cột C 1/ Đất trồng a/ là thức ăn của cây. 1/. 2/ Phân bón b/ là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ. 2/. 3/ Bệnh cây c/ là phân hữu cơ trộn lẫn một phần hoá học(phân lân). 3/. 4/ Phân bón lót thường d/ là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên. 4/. B/ Phần trắc nghiệm tự luận:(6đ) Câu 1:(2đ) Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em? Câu 2:(2đ) Nêu tác hại của sâu, bệnh? Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây ở sâu bệnh phá hại? Câu 3:(2đ) Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận? Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? Bài làm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN CÔNG NGHỆ 7 A/ Phần trắc nghiệm khách quan:(4đ) I/ Khoanh tròn đúng mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 Ý đúng D A C B II/ Điền đúng mỗi chỗ trống 0,25 điểm. (1): không bình thường (2): sinh vật (3): nhiệt độ (4): hoá chất III/ Điền đúng mỗi câu vào ô trống 0,25đ Đ, S, Đ, Đ IV/ Nối đúng mỗi câu 0,25đ 1/ b 2/ a 3/ d 4/ c B/ Phần trắc nghiệm tự luận:(6đ) Câu 1: (2đ) Vai trò của trồng trọt: (Đúng mỗi ý cho 0,5đ) - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp - Cung cấp nông sản để xuất khẩu Câu 2:(2đ) - Tác hại của sâu, bệnh:(1đ) Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và là giảm năng suất, chất lượng nông sản. - Những dấu hiệu thường gặp:(1đ)(Đúng 2 dấu hiệu 0,5đ, riêng dấu hiệu thứ 7đúng 0,5đ) + Cành bị gãy + Lá bị thủng + Lá, quả(trái) bị biến dạng + Lá, quả bị đốm đen, nâu + Cây, củ bị thối + Thân, cành bị sần sùi + Quả bị chảy nhựa Câu 3:(2đ) - Thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận để đảm bảo bảo về số lượng và chất lượng của nông sản(1đ) - Bảo quản nông sản nhằm mục đích để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản(0,5đ) + Nêu đúng và đầy đủ các cách bảo quản(0,5đ) Người ra đề Nguyễn Thị Hoàn Người phản biện Nguyễn Thị Hoài
File đính kèm:
- De thi ky I Dap an Cong nghe7.doc