Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2011-2012) môn: ngữ văn - lớp 10 Cơ Bản Trường Thpt Hùng Vương
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2011-2012) môn: ngữ văn - lớp 10 Cơ Bản Trường Thpt Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÍNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2011-2012) Môn: Ngữ văn - Lớp 10 cơ bản Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 101 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số BD: ............................. I. Phần trắc nghiệm: (3 đ) Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau: Mã đề Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 101 Đáp án Câu 1: Dòng nào nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy? A. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình. B. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia - dân tộc. C. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước. D. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch thời đại Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói? A. Đa dạng về ngữ điệu. B. Có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ... C. Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày. D. Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ,.. Câu 3: Văn bản tự sự dùng yếu tố biểu cảm nhằm mục đích gì là chủ yếu? A. Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh. B. Nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh. C. Nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. D. Nhằm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Câu 4: Phép ẩn dụ trong câu ca dao:Trăm năm đành lỗi hẹn hò/Cây đa bến cũ con đò khác đưa có tác dụng thể hiện? A. Lời trách móc kín đáo của người chờ đợi về sự lỗi hẹn của người ra đi. B. Tấm lòng chung thủy của người chờ đợi C. Lời xin lỗi của người chờ đợi D. Sự phụ bạc của người ra đi. Câu 5: Thế nào là văn biểu cảm? A. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh. B. Là văn bản viết ra nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. C. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh. D. Cả ba ý trên. Câu 6: Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào? A. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam. B. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. C. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. D. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt Nam. Câu 7: Mục đích của truyện cười là gì? A. Thông báo và bình luận sự kiện thời sự. B. Giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức. C. Giải trí và phê phán xã hội. D. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Câu 8: Dòng nào dưới đây không nói lên thành tựu nghệ thuật của văn học Việt Nam ? A. Tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thế giới. B. Xây dựng tiếng Việt thành một ngôn ngữ văn học. C. Nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn Việt Nam. D. Xây dựng hệ thống thể loại văn học dân tộc. Câu 9: Trong những câu thơ sau,câu nào sử dụng phép hoán dụ? A. Bán anh em xa mua láng giềng gần. B. Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng. C. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. D. Cả nước ôm em khúc ruột của mình. Câu 10: Dòng nào sau đây nói đươc ý khái quát câu: “Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” (Đọc Tiểu Thanh kí-Nguyễn Du) A. Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh qua cuốn sách còn sót lại. B. Một người từng trải khóc một hồng nhan bạc phận. C. Một lòng đau tìm đến một lòng đau. D. Tiểu Thanh khóc chính mình. Câu 11: Trong truyện “Tam đại con gà”, ở nhân vật anh học trò có những mâu thuẫn nào là trái tự nhiên? A. Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. B. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng. C. Mâu thuẫn giữa cá nhân và hoàn cảnh. D. Cả ba mâu thuẫn trên. Câu 12: Định nghĩa nào sau đây là đúng đối với sử thi ? A. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. C. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân vật về hạnh phúc và công lí xã hội. D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc,thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân. II.Phần tự luận (7 đ) Em hãy viết một bài văn nghị luận về hành động quyết liệt của Tấm (trong truyện “Tấm Cám”) để trở lại làm người. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VĂN LỚP 10 CB I.TRẮC NGHIỆM(Mỗi câu trả lời đúng0,25đ) CÂU ĐỀ 101 ĐỀ 102 ĐỀ 103 ĐỀ 104 1 B D D C 2 D C C A 3 D B C D 4 A D C C 5 D C B C 6 B A B D 7 C B A A 8 C D A D 9 D A D A 10 C D A D 11 A A D B 12 A C B B II. TỰ LUẬN 1. Yêu cầu về kỹ năng - Biết viết bài văn nghị luận bàn về hành động của nhân vật trong tác phẩm văn học. - Đây là kiểu đề mở nên học sinh có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau,trong quá trình nghị luận về hành động quyết liệt của nhân vật Tấm(trong truyện Tấm Cám)để trở lại làm người. - Văn viết rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp... 2. Yêu cầu về kiến thức -Hiểu và nắm vững những kiến thức được học về truyện cổ tích Tấm Cám. Có thể làm rõ các ý sau: *Một cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về cuộc đời,giành lại hạnh phúc. + Tấm hóa vàng anh để báo hiệu sự có mặt của mình. + Vàng anh bị giết, Tấm hóa cây xoan đào,tỏa bóng mát. + Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi tuyên chiến với kể thù.Tiếng của khung cửi là tiếng nói của Tấm mạnh mẽ quyết liệt. + Khung cửi bị đốt. Tấm hóa thành quả thị,Tấm chui ra làm chuyện bất ngờ, giết kẻ ác và giành lại hạnh phúc. Từ tiếng chim vàng anh đến bóng mát xoan đào, đến tiếng cót két đay nghiến của khung cửi và cuối cùng giết kẻ thù. Mức đọ của hành động cứ tăng dần. Cho nên vàng anh, xoan đào, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác, giành lại hạnh phúc. Tấm không hề khóc mỗi khi bị hại,cũng không thấy sự xuất hiện của bụt. Tấm đã tự giành lại và giữ lấy hạnh phúccủa mình. *Những lần hóa thân của Tấm: +Mỗi lần hồi sinh là một lần ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật. Song đó chỉ là mượn cái vỏ luân hồi để thực hiện mơ ước,tình thần lạc quan của nhân dân lao động. +Theo thuyết luân hồi của đạo Phật thì kiếp này chịu khổ bởi tội lỗi từ kiếp trước. Nếu con người có tìm lại được hạnh phúc thì phải tìm ở cõi Niết Bàn cực lạc. Cô Tấm không tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn mà tìm ngay ở cõi đời này.Điều này thể hiện lòng yêu đời và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích. Biểu điểm phần tự luận: - Điểm 6-7: Bài viết thể hiện tốt các yêu cầu nêu trên, văn viết giàu hình ảnh,có cảm xúc, không hoặc chỉ mắc một - hai lỗi nhẹ. - Điểm 4-5: Bài viết thực hiện đủ các yêu cầu nêu trên có đoạn viết hay nhưng chưa đều, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp thông thường. - Điểm 3: Bài viết thực hiện được các yêu cầu ở mức trung bình,thiếu hình ảnh,chưa có cảm xúc, có thể mắc một số lỗi thông thường, nhẹ. - Điểm 1-2: Chỉ viết được một đoạn hoặc kể chuyện,bài viết sơ sài,thiếu ý trọng tâm.Mắc nhiều lỗi dùng từ, viết câu... - Điểm 0: không viết được gì. (Giáo viên chấm điểm căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh, linh động ghi điểm cho hợp lý) -------------------- B. MA TRẬN: Khung ma trận: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Cộng TN TN TL Đọc hiểu văn học C2,4,6,11 C8,10,12 7 Tiếng Việt C1 C3,5 3 Làm văn C7 C9 C13 3 Số câu 6 6 1 13 Số điểm 1,5 1,5 7 10,0 Tỉ lệ % điểm 15% 15% 70% 100 %
File đính kèm:
- jkhadgokads'pfmdsjkagflakdsjagjklasdikgl (14).doc