Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2011 - 2012 Môn : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản Trường THPT Nguyễn Thái Học

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2011 - 2012 Môn : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản Trường THPT Nguyễn Thái Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN
 Mức độ 

 Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL


1. Tiếng Việt:
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Nhận biết được những tên gọi và dấu hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Nhận diện được những đặc điểm của ngôn ngữ viết.

- Xác định biện pháp tu từ nghệ thuật trong câu ca dao.



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
2 (Đề 1: C1,C3;
Đề 2: C9,C10)
2 (Đề 1: C7,C9; Đề 2: C1, C2)


4

0,5
0,5
0

10% 
= 1,0
2.Văn học:
- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Văn bản văn học:
Truyện An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thủy, Ca dao than thân, tình nghĩa yêu thương, Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Độc Tiểu Thanh Kí, Nhàn. 
- Học sinh nhận diện được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
 
- Giải thích được nội dung, ý nghĩa của một chi tiết, hình ảnh trong văn bản.
- Giải thích được nội dung, ý nghĩa của một câu ca dao.
- Vận dụng sự hiểu biết về một bài thơ giải thích được ý nghĩa, nội dung của một số câu thơ, hình ảnh thơ trong bài thơ.


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
1 (Đề 1: C4, 
Đề 2: C11)
2 (Đề 1: C5,C6; Đề 2: C4,C5)
3(Đề 1: C10,
C11, C12; Đề 2: C6, C7, C8)

6

0,25
0,5
0,75

1 5% 
= 1,5
3. Làm văn:
- Chọn chi tiết sự việc tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Các thao tác của bài văn nghị luận về một bài thơ.
- Nhận diện đúng khái niệm chi tiết, sự việc tiêu biểu trong văn tự sự.
- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số câu văn.

Vận dụng những thao tác làm văn để Nghị luận về một bài thơ hoặc một vấn đề trong bài thơ.

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
1 (Đề 1: C2, 
Đề 2: C12)
1 (Đề 1: C8, 
Đề 2: C3)

1
3

0,25
0,25

7,0
 75% 
= 7,5
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
4
 1,0
 10%
5
 1,25
 12,5%
3
 0,75
 7,5%
1
 7,0
 70%
13 10.0 100%

Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Trường THPT Nguyễn Thái Học 	 Năm học 2011 - 2012

Môn : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản – Mã đề 01
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM): Đọc kỹ các câu hỏi và chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. Dấu hiệu đặc trưng của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
A. Tính cụ thể – tính cảm xúc – tính cá thể 
B. Tính cụ thể – tính khái quát – tính trừu tượng
C. Tính cảm xúc – tính cụ thể – tính trừu tượng
D. Cả 3 phương án trên đều đúng 
2. Dòng nào biểu thị đúng khái niệm về sự việc tiêu biểu ?
A. Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng hiện diện từ đầu đến cuối tác phẩm tự sự. 
B. Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện .
C. Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với nhân vật chính trong truyện. 
3. Phương án trả lời nào dưới đây không thể hiện đúng đặc điểm của ngôn ngữ viết?
A. Được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
B. Yếu tố hỗ trợ là hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ… và cả nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
C. Sử dụng từ ngữ toàn dân được lựa chọn phù hợp với từng phong cách.
D. Sử dụng kiểu câu dài, nhiều thành phần nhưng có cấu trúc mạch lạc rõ ràng.
4. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Trung đại Việt nam là:
A. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo	
B. Chủ nghĩa yêu nước và cảm hứng thế sự
C. Cảm hứng thế sự và chủ nghĩa nhân đạo	
D. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
5. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” có ý nghĩa gì ?
A. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
B. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.
C. Cả A và B đều đúng.	
D. Cả A và B đều sai. 
6. Câu ca dao: “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” là tiếng than của người phụ nữ vì:
A. Không được sống sung sướng, giàu sang	
B. Phải vất vả ngược xuôi kiếm sống
C. Vì bị lệ thuộc, không có quyền quyết định số phận của mình
D. Vì luôn bị đố kị, ghen ghét của người đời
7. Câu ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Điệp từ	B. Nhân hoá	
C. Hoán dụ	D. Ẩn dụ	
8. Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố miêu tả?
A. Ừ, phải đấy, để chị về lấy. 
B. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. 
C. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. 
D. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. 
9. Câu ca dao: “Chồng em áo rách em thương / Chồng người áo gấm xông hương mặc người” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Điệp từ	B. Nhân hoá	
C. Ẩn dụ	D. Hoán dụ
10. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất hình ảnh người trai thời Trần trong câu thơ “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”?
A. Người trai thời Trần tinh thông võ nghệ.
B. Người trai thời Trần mang tầm vóc sánh ngang vũ trụ, bảo vệ giang sơn với tư thế hiên ngang, ý chí bền bỉ, kiên trinh.
C. Người trai thời Trần mang dáng vẻ ngang tàng, kiêu bạc quyết bảo vệ giang sơn đất nước.
D. Cả A,B,C đều đúng.
11. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất ý câu thơ “Phong vận kì oan ngã tự cư” trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du?
A. Nguyễn Du ý thức rất rõ thực tài của mình nên ông tự nhận mình là kẻ phong lưu.
B. Nguyễn Du nhận mình là kẻ phong lưu là để hiểu thấu và chia sẻ chân thành với nỗi đau khổ của người tài hoa bất hạnh .
C. Nguyễn Du nhận mình là kẻ phong lưu vì ông có xuất thân quí tộc và từng làm quan.
12. Dòng nào sau đây nhận xét đúng ý nghĩa câu thơ “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao” trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Nhà thơ lựa chọn cho mình một cuộc sống thanh bạch giản dị, không màng danh lợi để di dưỡng tinh thần.
B. Nhà thơ không tự tin nên tìm cuộc sống an phận.
C. Nhà thơ đã lựa chọn cho mình cuộc sống nơi vắng vẻ vì nhà thơ không muốn một cuộc sống quá ồn ào, náo nhiệt.
D. Nhà thơ thể hiện lối sống phóng khoáng, tự do, khác người để thể hiện thái độ ngạo nghễ, kiêu bạc. 

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
	Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”







Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Trường THPT Nguyễn Thái Học Năm học 2011 - 2012
 

Môn : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản – Mã đề 02
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM): Đọc kỹ các câu hỏi và chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. Câu ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ	B. Nhân hoá	
C. Điệp từ	D. Hoán dụ
2. Câu ca dao: “Chồng em áo rách em thương / Chồng người áo gấm xông hương mặc người” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Điệp từ	B. Hoán dụ	
C. Ẩn dụ	D. Nhân hóa
3. Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố biểu cảm?
A. Hình như có chút nước mắt vừa rơm rớm ở mi nàng. 
B. Tiếng pháo giao thừa bỗng nổi vang gần đấy rồi từ nhà nọ sang nhà kia lan rộng mãi vào đêm tối.
C. Huệ chớp khẽ rồi nhớ đến cuộc đời mình, lúc trẻ thơ, lúc còn con gái, ở nhà quê. 
D. Tâm hồn Huệ u ám và nặng trĩu xuống. 
4. Đánh giá An Dương Vương như thế nào về hành động thẳng tay chém Mị Châu? 
A. Ông vua tàn ác	 	 B. Người cha không thương con
C. Nhà vua xử lí đúng đắn 	 D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
5. Câu ca dao: “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” là tiếng than của người phụ nữ vì:
A. Không được sống sung sướng, giàu sang.	
B. Vì bị lệ thuộc, không có quyền quyết định số phận của mình.
C. Vì luôn bị đố kị, ghen ghét của người đời.
D. Phải vất vả ngược xuôi kiếm sống.
6. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất hình ảnh người trai thời Trần trong câu thơ “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”?
A. Người trai thời Trần mang tầm vóc sánh ngang vũ trụ, bảo vệ giang sơn với tư thế hiên ngang, ý chí bền bỉ, kiên trinh.
B. Người trai thời Trần mang dáng vẻ ngang tàng, kiêu bạc quyết bảo vệ giang sơn đất nước.
C. Người trai thời Trần tinh thông võ nghệ.
D. Cả A,B,C đều đúng. 
7. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất ý câu thơ “Phong vận kì oan ngã tự cư” trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du?
A. Nguyễn Du nhận mình là kẻ phong lưu vì ông có xuất thân quí tộc và từng làm quan.
B. Nguyễn Du ý thức rất rõ thực tài của mình nên ông tự nhận mình là kẻ phong lưu.
C. Nguyễn Du nhận mình là kẻ phong lưu là để hiểu thấu và chia sẻ chân thành với nỗi đau khổ của người tài hoa bất hạnh.
8. Nội dung của chữ “nhàn” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn” là gì? 
A. Xem thường danh lợi, xa lánh nơi quyền quý, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần, giữ cốt cách thanh cao.
B. Tránh sự vất vả, cực nhọc về thể chất.
C. Quay lưng với xã hội để bản thân được nhàn tản.	
D. Cả ba ý trên đều đúng.
9. Ngôn ngữ sinh hoạt không được gọi là :
A. Khẩu ngữ 	 B. Ngôn ngữ nói 
C. Ngôn ngữ hội thoại 	 D. Ngôn ngữ khoa học
10. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?
A. Ngôn từ trau chuốt, tinh luyện.	 B. Được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu.
C. Đa dạng về ngữ điệu.	 D. Được tổ chức thành văn bản.
11. Bút pháp nghệ thuật có tính đặc trưng của văn học Trung Đại là:
A. Tả thực	 	 B. Cảnh ngụ tình	 
C. Bút pháp đối lập 	 D. Bút pháp ước lệ tượng trưng
12. Dòng nào biểu thị đúng khái niệm về chi tiết tiêu biểu ?
A. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết có sắc thái biểu cảm cao.
B. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động, hấp dẫn.
C. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết có tính cụ thể cao làm nên chủ đề tư tưởng.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
	Phân tích bài thơ “Nhàn” để thấy quan niệm sống tích cực, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”





















ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM, KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản – Mã đề 01
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. Trắc nghiệm: (3, 0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Đáp án
A
C
B
D
C
C
D
A
D
B
B
A
II. Tự luận: (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm một bài văn nghị luận về một bài thơ. 
- Vận dụng khả năng đọc – hiểu để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài thơ. 
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có kĩ năng liên kết câu, đoạn văn. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về kiến thức:
	Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Trãi, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè”, học sinh cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ và trích dẫn bài thơ.
0,5 điểm
2
 Chỉ ra và làm rõ được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua những nội dung sau:
5,0 điểm

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế:
+ Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè vào một ngày khí trời mát mẻ, trong lành, trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn. 
+ Bức tranh cảnh ngày hè dưới sự cảm nhận của tác giả hiện lên thật rực rỡ và tươi đẹp với những hình ảnh, màu sắc, hương vị, âm thanh đặc trưng của mùa hè. Đó là màu đỏ của hoa lựu, màu xanh của lá hòe, màu hồng và hương thơm dịu ngọt của đóa sen, âm thanh của tiếng ve ngân... 
-> Tác giả cảm nhận bức tranh mùa hè không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cả thính giác và khứu giác.
+ Tình yêu thiên nhiên có cuội nguồn sâu xa tình yêu đời yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ. Cảnh vật đang vào lúc cuối ngày (“Lầu tịch dương”- mặt trời sắp lặn) nhưng sự sống thì không dừng lại. Một loạt những động từ mạnh như: “Phun”, “giương”, “Đùn đùn”... đã thể hiện sức sống căng tràn của cảnh vật mùa hè. 
2,0 điểm

- Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng yêu nước thương dân:
+ Cảm nhận bức tranh thiên nhiên ngày hè nhưng tác giả vẫn hướng lòng mình tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên, ông nghe thấy âm thanh “lao xao chợ cá” dội từ phía làng chài. Ông thấy được cảnh sống của những người dân lao động lam lũ nhưng rất bình dị, yên vui, no đủ.
+ Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc Nam phong cầu cho mưa thuận, gió hòa để nhân dân được ấm no, hạnh phúc: “Dân giàu đủ”. Nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người: “khắp đòi phương”.
3.0 điểm
3
 Nghệ thuật: Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn sử dụng tài tình nghệ thuật đối, động từ mạnh, từ láy gợi hình, gợi tả: “Lao xao”, “dắng dỏi”... những nét nghệ thuật đó góp phần thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn của Ức Trai.
1,0 điểm
4
 Khái quát lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi theo cách cảm nhận của riêng mình.
0,5 điểm
Lưu ý
 Học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức.






































ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM, KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản – Mã đề 02
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )

I. Trắc nghiệm: (3, 0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Đáp án
A
B
B
C
B
A
C
A
D
C
D
B
II. Tự luận: (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm một bài văn nghị luận về một bài thơ. 
- Vận dụng khả năng đọc – hiểu để cảm nhận quan niệm sống tích cực và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ. 
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có kĩ năng liên kết câu, đoạn văn. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về kiến thức:
	Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nhàn”, học sinh cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát được nội dung bài thơ: Quan niệm sống tích cực và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm và trích dẫn bài thơ.
0,5 điểm
2
 Chỉ ra và làm rõ được quan niệm sống tích cực và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ qua những nội dung sau:
+ Trong lao động: giống như một lão nông tri điền ngày ngày làm bạn với những công cụ lao động giản dị: “ Một mai, một cuốc, một cần câu”.. mặc cho người đời “vui thú nào” . Điều đó cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo đồng thời thể hiện một phong thái ung dung thanh nhàn có một chút gì đó ngông ngạo... 
+ Trong món ăn và sinh hoạt thường nhật: cũng giản dị, ăn những món ăn dân dã (măng trúc, giá đỗ ) mùa nào thức nấy, cây nhà lá vườn, không cao lương mỹ vị; tắm thì tắm hồ, tắm ao như bao người dân khác. Cuộc sống đạm bạc, giản dị, đơn sơ nhưng không khắc khổ. Đó là cuộc sống thanh cao trong sự trở về với tự nhiên, hòa cùng thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã đời thường không hề kiểu cách. 
+ Trong sự lựa chọn lý tưởng sống: Sự tỉnh táo trong ý thức của tác giả khi ông nhận ra sự đối lập lối sống “dại” – “Khôn” để rút ra quan niệm sống tích cực: Sống khiêm tốn, khép mình, không bon chen danh lợi (tìm nơi vắng vẻ), xa lánh chốn quan trường, không bị cuốn hút bởi tiền tài danh vọng ( chốn lao xao). Trở về với thiên nhiên, rời xa công danh, lợi lộc đầy bon chen, sát phạt để di dưỡng tâm hồn và nhân cách của mình. Đó chính là vẻ đẹp của nhân cách lớn. Nhân cách ấy xuất phát từ một lý tưởng sống, một thái độ sống thanh cao thoát tục, vượt qua tất cả những cám dỗ của danh lợi, phú quý (nhìn xem phú quý tựa chiêm bao). 
5,0 điểm
3
 Nghệ thuật: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng tuyệt hay về phép đối: Đối trong từng câu, từng cặp, đối trong từng hình ảnh ( Ta - người, dại – khôn, vắng vẻ - lao xao), nhịp thơ khoan thai, nhẹ nhàng, đủng đỉnh, giọng thơ hóm hỉnh, thâm trầm tạo nên chất trí tuệ, chất triết lí, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, sử dụng điển tích điển cố văn học... Qua đó người đọc thấy toát lên thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với những kẻ chạy theo danh lợi, đồng thời tỏ thái độ ung dung, ngạo nghễ, tự tại của mình khi chọn cách sống nhàn. 
1,0 điểm
4
- Kết lại các ý đã phân tích .
- Từ đó rút ra được ý nghĩa đối với bản thân trong việc hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ. 
0,5 điểm
Lưu ý
 Học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức.



File đính kèm:

  • docjkhadgokads'pfmdsjkagflakdsjagjklasdikgl (6).doc