Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2011-2012 môn: ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2011-2012 môn: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 (Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (1 điểm): Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (8-10 dòng).

Câu 2 (1 điểm): Em viết lại câu sau theo 2 cách dẫn: trực tiếp và gián tiếp.
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. 
 (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II)
 
Câu 3 (2 điểm): Đọc các câu sau: 
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (1) 
Anh phải suy nghĩ thật chín mới nói với mọi người. (2)
Tài năng của cô ấy đã đến độ chín. (3)
Khi phát biểu trước mọi người, đôi má của bạn ấy chín như quả bồ quân. (4)
a/ Từ chín nào là nghĩa gốc? Từ chín nào là nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển theo phương thức nào?
b/ So sánh từ chín trong các câu trên và từ chín trong ví dụ sau ?
 Vay chín thì trả cả mười
 Phòng khi túng nhỡ có người cho vay.
Từ chín trong câu ca dao có thể xem là hiện tượng chuyển nghĩa như các câu trên hay không? Vì sao?

Câu 4 (6 điểm): Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu, em viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó./.

....................................................................
 

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM 
 HẢI LĂNG	 ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: NGỮ VĂN 9
 	 

Câu 1 (1 điểm): Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (8-10 dòng).

- HS tóm tắt đầy đủ sự việc, nhân vật chính, ngắn gọn: cho 1đ.
……………………………………………..

Câu 2 (1 điểm): Em viết lại câu sau theo 2 cách dẫn: trực tiếp và gián tiếp.
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. 
 (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)

- Viết đúng mỗi cách được 0,5đ:
VD dẫn trực tiếp:
 	Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
VD dẫn gián tiếp:
 	Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
……………………………………………..

Câu 3 (2 điểm): Đọc các câu sau: 
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (1) 
Anh phải suy nghĩ thật chín mới nói với mọi người. (2)
Tài năng của cô ấy đã đến độ chín. (3)
Khi phát biểu trước mọi người, đôi má của bạn ấy chín như quả bồ quân. (4)
Từ chín nào là nghĩa gốc? Từ chín nào là nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển theo phương thức nào?

Học sinh làm đúng, gv cho điểm:
Từ chín (1) sử dụng theo nghĩa gốc:	1đ.
Từ chín (2), (3), (4): nghĩa chuyển; theo phương thức ẩn dụ:	1đ.
……………………………………………….
Câu 4 (6 điểm): Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu, em viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó./.
 *Yêu cầu:
- Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo dựa trên một bài thơ có yếu tố tự sự, cần bám sát bài thơ để có câu chuyện thích hợp.
- Vận dụng kết hợp các yếu tố bổ trợ: biểu cảm, nghị luận, miêu tả nội tâm…
- Cần tạo được tình huống hợp lí, ví dụ: Trong giấc mơ và gặp người lính...
Gợi ý dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc: cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính.
- Thân bài: 
+ Câu chuyện diễn ra như thế nào?
+ Gặp người lính như thế nào? Trong hoàn cảnh nào? Ở đâu?
+ Cảnh gặp gỡ ra sao? (giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục…)
+ Trò chuyện với người lính những gì? (về khó khăn gian khổ của cuộc sống, của những ngày cùng đồng đội chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng anh dũng, về kỉ niệm tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, những đêm hành quân...)
+ Ấn tượng về những người lính, về phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, bài học về lẽ sống, tình yêu quê hương đất nước (nghị luận).
+ Tỉnh dậy, chỉ là mơ.
Kết bài: Suy nghĩ và tình cảm của em về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Biểu điểm: (gợi ý các mức điểm)
- Điểm 5, 6: Kể sáng tạo, hợp lí, bám sát nội dung bài thơ, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc tốt, chữ viết rõ, sạch.
- Điểm 4: Thể hiện được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, sạch.
- Điểm 2, 3: Bài nêu chưa được nửa số ý, diễn đạt còn tối nghĩa, sai chính tả.
- Điểm 1: Lạc đề, diễn đạt vụng, chữ viết cẩu thả. 
 Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS giáo viên chấm điểm hợp lí. 




 

File đính kèm:

  • docDE THI VAN 9 HKI HLTINH QUANG TRI 20112012.doc
Đề thi liên quan