Đề kiểm tra học kỳ I- Năm học 2011 – 2012 Môn: Văn ; Khối :11 Trường THPT Võ Giữ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I- Năm học 2011 – 2012 Môn: Văn ; Khối :11 Trường THPT Võ Giữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2011 – 2012 TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ Môn: Văn ; Khối :11 MÃ ĐỀ: 1101 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) (Học sinh làm bài trên giấy thi. Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi, số báo danh vào tờ giấy làm bài. Riêng mã đề, cần ghi dưới chữ Bài làm.) I/ Phần trắc nghiệm (3.0điểm). Chọn phương án đúng nhất ở mỗi câu. (Kẻ trên giấy làm bài mẫu trả lời sau) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1 : Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Đình Chiểu được viết trước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta? A. Chạy giặc B. Văn tế Trương Định C. Ngư Tiều y thuật vấn đáp D. Truyện Lục Vân Tiên. Câu 2 : Hình ảnh nào trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát mang ý nghĩa tượng trưng? A. Bãi cát dài và người đi trên cát B. Mặt trời C. Quán rượu bên đường D. Phường danh lợi Câu 3: Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có điểm gì mới?. A. Tình yêu thương và sự trân trọng con người B. Đề cao ý thức cá nhân C. Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc que hương tha thiết D . Đề cao quyền sống và khát vọng sống của con người. Câu 4: Ngữ cảnh không bao gồm nhân tố nào dưới đây? A.Nhân vật giao tiếp. B.Thói quen sử dụng ngôn ngữ. C.Các nhân tố ngoài ngôn ngữ: nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói. D. Hiện thực được nói tơi trong cuộc thoại. Câu 5: Trong nhóm tác giả sau, ai là người không cùng nhóm với các tác giả còn lại? A. Ngô Tất Tố B. Nguyễn Công Hoan C. Vũ Trọng Phụng D.Nguyễn Tuân Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là: A.Thủ pháp so sánh B. Thủ pháp trùng điệp C. Thủ pháp đối lập D. Tất cả các thủ pháp trên Câu 7: Trong các cụm từ sau đây, cụm từ nào là điển cố? A. Nợ như chúa Chổm B. Đầu trâu mặt ngựa C Một duyên hai nợ D. Mẹ tròn con vuông Câu 8: Nhan đề chương truyện Hạnh phúc của một tang gia hé mở cho người đọc về một cảnh tượng ngược đời, một xã hội giả dối. Đó là bởi vì: A. Cái chết của cụ tổ đã đem đến cho cái gia đình ấy một bầu sinh khí. B. Cái chết đã làm bùng lên những niềm hạnh phúc. C. Cái chết đã làm cho hàng phố tiếc thương nhưng gia đình thì lại hạnh phúc. D. Gồm A và B Câu 9: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: “Nhật kí trong tù………….một tấm lòng nhớ nước” A. Thể hiện B. Bộc lộ C. Canh cánh D. Biểu lộ Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương? A.Viết nhiều về đề tài người phụ nữ B. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình. C. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất và giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán. D. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà chất văn học dân gian từ đè tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Câu 11 : Bài thơ Câu cá mùa thu cho thấy khía cạnh nào trong tâm hồn tác giả? A. Một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương. B. Là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình, biết hướng về sự thanh sạch, cao quí. C. Là người luôn có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. D. Gồm A, B và C. Câu 12: Khái quát nào dưới đây không phải là đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam? A.Truyện thường không có cốt truyện. B.Nhân vật thường đặt trong những hoàn cảnh giàu tính bi kịch với rất nhiều chi tiết phức tạp đan chéo. C. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. D. Chú trọng những cảm giác mong manh, mơ hồ trong đời sống thường ngày. II. Phần tự luận(7.0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo kể từ khi gặp Thị Nở đến khi giết Bá Kiến và tự sát (Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao). -----------------------HẾT----------------------- SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2011 – 2012 TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ Môn: Văn ; Khối :11 MÃ ĐỀ: 1102 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) (Học sinh làm bài trên giấy thi. Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi, số báo danh vào tờ giấy làm bài. Riêng mã đề, cần ghi dưới chữ Bài làm.) I/ Phần trắc nghiệm (3.0điểm). Chọn phương án đúng nhất ở mỗi câu. (Kẻ trên giấy làm bài mẫu trả lời sau) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1: Trong các cụm từ sau đây, cụm từ nào là điển cố? A. Nợ như chúa Chổm B. Đầu trâu mặt ngựa C Một duyên hai nợ D. Mẹ tròn con vuông Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương? A. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất và giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán. B. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà chất văn học dân gian từ đè tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. C.Viết nhiều về đề tài người phụ nữ D. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình. Câu 3: Nhan đề chương truyện Hạnh phúc của một tang gia hé mở cho người đọc về một cảnh tượng ngược đời, một xã hội giả dối. Đó là bởi vì: A. Cái chết của cụ tổ đã đem đến cho cái gia đình ấy một bầu sinh khí. B. Cái chết đã làm bùng lên những niềm hạnh phúc. C. Cái chết đã làm cho hàng phố tiếc thương nhưng gia đình thì lại hạnh phúc. D. Gồm A và B Câu 4: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: “Nhật kí trong tù………….một tấm lòng nhớ nước” A. Thể hiện B. Bộc lộ C. Canh cánh D. Biểu lộ Câu 5 : Bài thơ Câu cá mùa thu cho thấy khía cạnh nào trong tâm hồn tác giả? A. Một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương. B. Là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình, biết hướng về sự thanh sạch, cao quí. C. Là người luôn có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. D. Gồm A, B và C. Câu 6: Khái quát nào dưới đây không phải là đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam? A. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. B. Chú trọng những cảm giác mong manh, mơ hồ trong đời sống thường ngày. C.Truyện thường không có cốt truyện. D.Nhân vật thường đặt trong những hoàn cảnh giàu tính bi kịch với rất nhiều chi tiết phức tạp đan chéo. Câu 7: Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có điểm gì mới?. A. Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc que hương tha thiết B . Đề cao quyền sống và khát vọng sống của con người. C. Tình yêu thương và sự trân trọng con người D. Đề cao ý thức cá nhân Câu 8 : Hình ảnh nào trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát mang ý nghĩa tượng trưng? A. Bãi cát dài và người đi trên cát B. Mặt trời C. Quán rượu bên đường D. Phường danh lợi Câu 9: Thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là: A.Thủ pháp so sánh B. Thủ pháp trùng điệp C. Thủ pháp đối lập D. Tất cả các thủ pháp trên Câu 10: Ngữ cảnh không bao gồm nhân tố nào dưới đây? A.Các nhân tố ngoài ngôn ngữ: nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói. B. Hiện thực được nói tơi trong cuộc thoại. C.Nhân vật giao tiếp. D.Thói quen sử dụng ngôn ngữ. Câu 11 : Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Đình Chiểu được viết trước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta? A. Chạy giặc B. Văn tế Trương Định C. Ngư Tiều y thuật vấn đáp D. Truyện Lục Vân Tiên. Câu 12: Trong nhóm tác giả sau, ai là người không cùng nhóm với các tác giả còn lại? A. Ngô Tất Tố B. Nguyễn Công Hoan C. Vũ Trọng Phụng D.Nguyễn Tuân II. Phần tự luận(7.0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo kể từ khi gặp Thị Nở đến khi giết Bá Kiến và tự sát (Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao). -----------------------HẾT----------------------- ĐÁP ÁN : Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A B B D C A D C C D B Biểu điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 I.I Phần tự luận Học sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng, có thể phát huy năng lực cảm thụ văn chương, nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Bi kịch đau đớn nhất cuộc đời Chí Phèo là bị từ chối quyền làm người. Trước khi gặp Thị Nở Chí Phèo trượt dài trên con đường tội lỗi, sống trong kiếp quỷ dữ. - Gặp Thị Nở là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo: Bằng tình yêu chân thành mộc mạc Thị Nở đã đánh thức và thắp lên đốm sáng lương tri còn sót lại trong con người của Chí. - Sau đêm trăng ở vườn chuối, Chí Phèo thức tỉnh. Biểu hiện đầu tiên đó là Chí Phèo tỉnh rượu, lòng mơ hồ buồn, nghe tiếng gọi của cuộc sống, nhớ lại quá khứ một thời mình đã ao ước một mái ấm gia đình. - Thị Nở với hương vị bát cháo hành đã làm cho Chí Phèo cảm động và hắn muốn làm người lương thiện, muốn hòa nhập với mọi người. Chí Phèo muốn chung sống với Thị Nở. - Chí cố uống ít rượu, muốn sống cuộc đời bình thường làm một người lương thiện. Nhưng bị Thị Nở từ chối ( Bà cô Thị Nở ngăn cấm). Chí Phèo tuyệt vọng định giết bà cô Thị Nở nhưng trong cơn say anh nhận ra Bá Kiến là nguyên nhân bi kịch đời mình. Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến vạch tội Bá Kiến, đòi quyền làm người lương thiện, giết Bá Kiến rồi tự sát. - Nghệ thuật: phân tích tâm lí nhân vật, xây dựng nhân vật điển hình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm,giọng điệu trần thuật linh hoạt,… - Khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng nhân vật. CÁCH CHO ĐIỂM Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, bài viết sâu sắc, văn hay, không mắc lỗi Điểm 4-5 Đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu, mạch lạc có thể mắc vài lỗi nhỏ. Điểm 3: Đáp ứng được ½ yêu cầu nêu trên. Điểm 2: Nêu được một số ít ý, còn mắc nhiều lỗi Điểm 1: Một vài ý sơ sai Điểm 0: lạc đề hay bỏ giấy trắng * Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh mà chấm, cần linh động khi chấm bài và cần phát huy sự sáng tạo của học sinh.
File đính kèm:
- jkarhgopsdjkg;kadsg;oapkpewkg (1).doc