Đề kiểm tra học kỳ I ( Năm học 2011-2012) Trường THPT số 2 An Nhơn Môn: Ngữ văn ( Ban: cơ bản ). KHỐI: 11

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I ( Năm học 2011-2012) Trường THPT số 2 An Nhơn Môn: Ngữ văn ( Ban: cơ bản ). KHỐI: 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68 – 69 ( Bài viết số 4)

Sở Giáo Dục- Đào Tạo Bình Định      ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Năm học 2011-2012)
 Trường THPT số 2 An Nhơn                MÔN: Ngữ văn ( Ban: cơ bản ). KHỐI: 11
                                                                         Thời gian làm bài: 90 phút( Không kể thời gian phát đề )

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn 11 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: Ngữ cảnh, Phong cách ngôn ngữ báo chí, Thao tác lập luận so sánh…
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Trắc nghiệm kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm trong tờ giấy thi cả phần trắc nghiệm và phần tự luận trong thời gian 90phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 11, học kì 1;
Chọn các nội dung cần đánh giá;
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận: ( Mã đề 153)

 Mức độ 

 Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL


1. Tiếng Việt:
- Ngữ cảnh, - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân,
 - Phong cách ngôn ngữ báo chí.


- Nhận biết thể loại trong phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Hiểu tác dụng ngữ cảnh trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học .
- Hiểu được quy tắc từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong giao tiếp.



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 (c12)
2 (c4,c10)


3

0,25
0,5


0,75% = 0,75
2. Làm văn:
- Thao tác lập luận so sánh.
-Thao tác lập luận phân tích.
- Nhận biết mục đích và tác dụng của thao tác lập luận trong văn nghị luận.




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2( c7,c8)





0,5



0,5%
=0,5
3.Văn học:
- Văn bản văn học
- Tác giả
- Nhận biết về thể loại một tác phẩm.
- Hiểu đặc điểm, chi tiết nghệ thuật
- Từ nội dung của tác phẩm, đánh giá , nhận địnhvề tác giả


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 (c2)
4 (c1, c5, c9, c11)
2 (c3, c6)



0,25
1,0
0,5

1,75% = 1,75
4. Làm văn:
- Nghị luận văn học
Thuộc lòng bài thơ


Nghị luận về một hình tượng văn học

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1


1
2

1,0


6,0
70% = 7,0


IV. §Ò kiÓm tra




Sở Giáo Dục- Đào Tạo Bình Định      ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Năm học 2011-2012)
 Trường THPT số 2 An Nhơn                     MÔN: Ngữ văn ( Ban: cơ bản ). KHỐI: 11
                                                                          Thời gian làm bài: 90 phút( Không kể thời gian phát đề )

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) 

 Câu 1. Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu của Thu điếu - Nguyễn Khuyến, có đặc điểm gì? 
	A. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.	B. Vừa trong vừa tĩnh.
	C. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.	D. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.
 Câu 2. Bố cục của một bài văn tế được sắp xếp theo trình tự nào?
	A. Thích thực, lung khởi, ai vãn, kết.	B. Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.
	C. Ai vãn, lung khởi, thích thực, kết.	D. Lung khởi, ai vãn, thích thực, kết.
 Câu 3. Viết về người nông dân, Nguyễn Đình Chiểu được đánh giá như thế nào?
	A. Viết nhiều nhất về đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam thời trung đại.
	B. Viết hay nhất về đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam thời trung đại.
	C. Là người đầu tiên xây dựng thành công hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn học Việt Nam thời trung đại.
	D. Xây dựng được hình tượng điển hình về người nông dân trong văn học Việt Nam thời trung đại.
 Câu 4. Dòng nào trả lời không đúng câu hỏi: Tại sao khi phân tich một tác phẩm, người ta thường tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và tiểu sử tác giả?
	A. Hoàn cảnh ra đời và tiểu sử tác giả là những yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc giao tiếp "nhà văn - độc giả"
	B. Hoàn cảnh ra đời và tiểu sử tác giả là một phần thiết yếu của tác phẩm.
	C. Không thể hiểu sâu sắc tác phẩm nếu thiếu hiểu biết về hoàn cảnh ra đời và tác giả.
	D. Hoàn cảnh ra đời và tiểu sử tác giả có ảnh hưởng đến việc hiểu tác phẩm.
 Câu 5. Bãi cát và con đường trong bài thơ Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát tượng trưng cho cái gì?
	A. Con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và nhiều trí thứcđương thời.
	B. Những cái đích mà tác giả và biết bao tri thức đương thời đang mơ ước vươn tới.
	C. Những hiểm nguy rình rập tác giả và những tri thức đương thời có cùng tư tưởng với ông.
	D. Những thử thách trong cuộc sống đối với tác giả và nhiều tri thức đương thời.
 Câu 6. Nhận định nào dưới đây nêu đúng và rõ đóng góp riêng của Nam Cao khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo?
	A. Phản ánh chân thực, sinh động tình trạng mòn mỏi về tinh thần, bị huỷ hoại dần những phẩm chất tốt đẹp của người tri thức nghèo.
	B. Thể hiện những băn khoăn triền miên về nhân cách, danh dự, ý nghĩa của cuộc sống cá nhân trong tình trạng cùng quẫn, bế tắc.
	C. Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người tri thức nghèo trong xã hội cũ.
	D. Khơi sâu bi kịch tinh thần đau đớn của người tri thức nghèo trong xã hội cũ.
 Câu 7. Mục đích cuối cùng của thao tác phân tích là gì?
	A. Để tìm hiểu nguồn gốc của sự vật, hiện tượng.
	B. Để thấy được giá trị, ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng.
	C. Để thể hiện rõ chủ kiến của người viết.
	D. Để suy ra một nhận thức (hay kết luận) mới.
 Câu 8. Lập luận so sánh trong văn nghị luận có tác dụng là:
	A. Nhằm làm rõ sự giống nhau giữa các đối tượng, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.
	B. Nhằm làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.
	C. Nhằm làm rõ sự khác nhau giữa các đối tượng, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.
	D. Nhằm thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó.
 Câu 9. Âm thanh nào trong các âm thanh sau được miêu tả ở truyện Hai đứa trẻ - Thạch Lam có sức ngân vang, xao xuyến và náo nức nhất đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện?
	A. Tiếng ếch nhái.	B. Tiếng còi tàu.	
	C. Tiếng đàn bầu.	D. Tiếng trống thu không.
 Câu 10. Trong giao tiếp hằng ngày, mỗi người đều có quyền tự do nhất định về cách phát âm, dùng từ, đặt câu...mà người khác vẫn hiểu được. Đó là do: 
	A. Mỗi người đều có sở trường riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ.
	B. Những tự do đó vẫn nằm trong khuôn khổ các quy tắc của một ngôn ngữ chung.
	C. Hoàn cảnh giao tiếp quy định mỗi lúc phải có một cách phát âm, dùng từ, đặt câu khác nhau.
	D. Luật pháp không quy định mọi người phải phát âm, dùng từ, đặt câu giống nhau.
 Câu 11. Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất thành công của Nguyễn Tuân về khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
	A. Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thời.	
	B. Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng.
	C. Tác phẩm mang đậm không khí thời đại.
	D. Tác phẩm mang đậm không khí cổ xưa.
 Câu 12. Báo chí có thể đăng tải một tác phẩm văn học. Những tác phẩm được đăng như vậy sẽ mang phong cách ngôn ngữ nào?
	A. Bị trung hoà về phong cách ngôn ngữ.
	B. Mang phong cách ngôn ngữ báo chí.
	C. Có sự pha trộn giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ báo chí.
	D. Vẫn mang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm):
Câu 1. ( 1điểm) Chép theo trí nhớ bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Câu 2. ( 6điểm) Phân tích nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
	
	 	…………………….Hết……………………..
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ( Văn 11 – HK I – 2011-2012)

I: TRẮC NGHIỆM: 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
B
A
A
B
B
B
B
D
D

II: TỰ LUẬN
Câu 1: ( 1 điểm)Yêu cầu: 
Học sinh chép đúng bài thơ, có tựa đề, có tác giả, không sai lỗi chính tả, viết hoa đúng quy tắc.
Không được điểm trọn vẹn khi không có tên tác giả, sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
Câu 2: ( 6điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm một bài văn nghị luận.
Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lí. Hình thành và triển khai ý tốt.
Diễn đạt suôn sẻ. Không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:

Ý
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật
0,5 điểm
2
- Chỉ ra và làm rõ được diễn biến tâm trạng, thái độ, hành động của viên quản ngục trong tác phẩm.
4,0 điểm

+ Qua lời giới thiệu của nhà văn, quản ngục là người từng học sách thánh hiền, am hiểu nghệ thuật thư pháp…ao ước có được chữ của Huấn Cao…
0,5 điểm

+ Khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường: tâm trạng quản ngục: mừng , lo lẫn lộn.
1,0điểm

+ Trong những ngày giam giữ Huấn Cao: Thái độ rụt rè nhưng rất trân trọng của viên quản ngục đối với Huấn cao; sự nhẫn nhịn và cam chịu cũng như nỗi khổ tâm dai dẳng .
1,0điểm

+ Khi nhận được công văn của quan Hình bộ Thượng thư: hốt hoảng vì sắp phải mất “ một báu vật trên đời”, thổ lộ niềm mơ ước với thầy thơ lại
0,5 điểm

+ Cảnh cho chữ: viên quản ngục khúm núm; cảm động, vái người tù….
1,0 điểm
3
- Nghệ thuật : tạo dựng tình huống truyện; đặt nhân vật vào thời điểm điển hình; xây dựng nhân vật: ngoại hình, độc thoại nội tâm,cử chỉ có tính chất nghi lễ…ngôn ngữ cổ kính…
1,0 điểm
4
- Đánh giá, nhận xét: nhân vật có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”; tinh thần dũng cảm, ngang tàng, dám biệt đãi và xin chữ kẻ tử tù…
- Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”.
0,5 điểm
Lưu ý
- Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

	


























Sở Giáo Dục- Đào Tạo Bình Định      ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (THI HỌC KÌ I)
 Trường THPT số 2 An Nhơn                           MÔN: Ngữ văn ( Ban: cơ bản ). KHỐI: 11
                                                                              
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) 

Đáp án mã đề: 153
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
B
A
A
B
B
B
B
D
D



Đáp án mã đề: 187
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
D
B
B
C
B
D
B
A
D
B
	


Đáp án mã đề: 221
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
A
C
C
C
B
D
D
C
A
D

	

Đáp án mã đề: 255
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
C
B
C
B
B
C
B
C
D
C

II: TỰ LUẬN

Câu 1: ( 1 điểm)Yêu cầu: 
Học sinh chép đúng bài thơ, có tựa đề, có tác giả, không sai lỗi chính tả, viết hoa đúng quy tắc.
Không được điểm trọn vẹn khi không có tên tác giả, sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
Câu 2: ( 6điểm)

Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm một bài văn nghị luận.
Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lí. Hình thành và triển khai ý tốt.
Diễn đạt suôn sẻ. Không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:





Ý
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật
0,5 điểm
2
- Chỉ ra và làm rõ được diễn biến tâm trạng, thái độ, hành động của viên quản ngục trong tác phẩm.
4,0 điểm

+ Qua lời giới thiệu của nhà văn, quản ngục là người từng học sách thánh hiền, am hiểu nghệ thuật thư pháp…ao ước có được chữ của Huấn Cao…
0,5 điểm

+ Khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường: tâm trạng quản ngục: mừng , lo lẫn lộn.
1,0điểm

+ Trong những ngày giam giữ Huấn Cao: Thái độ rụt rè nhưng rất trân trọng của viên quản ngục đối với Huấn cao; sự nhẫn nhịn và cam chịu cũng như nỗi khổ tâm dai dẳng .
1,0điểm

+ Khi nhận được công văn của quan Hình bộ Thượng thư: hốt hoảng vì sắp phải mất “ một báu vật trên đời”, thổ lộ niềm mơ ước với thầy thơ lại
0,5 điểm

+ Cảnh cho chữ: viên quản ngục khúm núm; cảm động, vái người tù….
1,0 điểm
3
- Nghệ thuật : tạo dựng tình huống truyện; đặt nhân vật vào thời điểm điển hình; xây dựng nhân vật: ngoại hình, độc thoại nội tâm,cử chỉ có tính chất nghi lễ…ngôn ngữ cổ kính…
1,0 điểm
4
- Đánh giá, nhận xét: nhân vật có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”; tinh thần dũng cảm, ngang tàng, dám biệt đãi và xin chữ kẻ tử tù…
- Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”.
0,5 điểm
Lưu ý
- Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

	


	


File đính kèm:

  • doc1.doc