Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012-2013 môn: ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012-2013 môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Thời gian làm bài: 90 phút)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 Cấp độ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn bản

- Giải thích được ý nghĩa của một cách kết thúc truyện 



Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

1
3
30%


1
3
30%
2. Tiếng Việt 
- Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu
 



Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
1
10%



1
1
10%
3. Tập làm văn




- Vận dụng kiến thức về văn bản để viết bài văn tự sự theo ngôi kể 1

Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:



1
6
60%
1
6
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
3
30%

1
6
 60%
3
10
100%

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: HS phải chỉ ra và phân tích được một số ý như sau:
+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương. (1đ)
+ Kết thúc có hậu. (1đ)
+ Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ (1đ)
Câu 2: 
- Câu văn sử dụng phép tu từ nói quá: cô độc nhất thế gian. (0,5đ)
- Tác dụng: nhấn mạnh hoàn cảnh sống, hoàn cảnh làm việc rất đặc biệt của anh thanh niên: anh làm việc đo gió, đo mưa, đo chấn động địa chất... một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, suốt ngày chỉ biết làm bạn với mây, trời,... (0,5đ)
Câu 3: 
* Yêu về kĩ năng:
 - Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn tự sự, sử dụng đúng ngôi kể theo yêu cầu của đề, có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.
 - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
* Tiêu chuẩn cho điểm: 
 - Điểm 6: đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt tốt. 
 - Điểm 4 – 5: đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá. 
 - Điểm 2 – 3: đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, có bố cục của bài, diễn đạt tạm. 
 - Điểm 1: bài làm sai sót nhiều, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề. 
* Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở hiểu biết về“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và nhân vật bé Thu, hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
a. Mở bài: Nhân vật tự giới thiệu về mình, về “Chiếc lược ngà”. (1đ)
b. Thân bài: (4 đ)
- Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi (bé Thu) với ba: 
+ Khi chưa nhận ra cha mình. 
+ Khi nhân ra cha mình. 
+ Tình cảm của ba với “tôi” và của “tôi” đối với ba. 
- Giới thiệu về chiếc lược ngà: 
+ Cuộc gặp gỡ với người bạn chiến đấu của ba. 
+ Nghe kể về việc ba đã làm chiếc lược.
c. Kết bài: ( 1đ) Tình cảm yêu thương, kính trọng đối với người bố kính yêu.

NGƯỜI RA ĐỀ

















PHÒNG GD & ĐT BUÔN ĐÔN
TR. THCS HỒ TÙNG MẬU
ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 9
THỜI GIAN 90 PHÚT
Câu1: (3đ) “Chuyện người con gái Nam Xương” câu chuyện có thể kết thúc khi qua lời bé Đản, Trương Sinh hiểu vợ bị oan. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần Vũ Nương ở cung nước, trở về trần gian rồi ra đi. Điều đó có ý nghĩa gì ?
Câu 2 (1đ): Câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của cách diễn đạt đó?
“ Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”
 (“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)
Câu 3 (6đ): Hãy tưởng tượng mình là bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng kể lại lần đầu tiên được gặp ba. 

File đính kèm:

  • docĐỀ THI HKI VĂN 9.doc
Đề thi liên quan