Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2012-2013 Môn : Ngữ Văn Lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2012-2013 Môn : Ngữ Văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2012-2013 ĐỀCHÍNH THỨC Môn : Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) a.Văn bản Trong lòng mẹ trích từ tác phẩm nào của Nguyên Hồng? Tác phẩm thuộc thể loại gì? b.Ai là tác giả của truyện ngắn Lão Hạc? Tác phẩm ra đời vào năm nào? Trong truyện ngắn này, nhân vật chính hiện lên là một con người như thế nào? Câu 2: ( 2 điểm) a.Có mấy loại tình thái từ? Kể ra. b.Nói quá là gì? Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau: Lổ mũi thì tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho. Câu 3: (6 điểm) Thuyết minh về cây bút bi. HẾT (Giám thị không giải thích gì thêm) PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 (2 điểm) a.Văn bản Trong lòng mẹ trích từ tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. - Tác phẩm thuộc thể loai hồi kí. b.Tác giả: Nam Cao - Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân in trên báo lần đầu năm 1943. - Là con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao đẹp. (0,5) đ (0,5) đ (0,25)đ (0,25)đ (0,5)đ Câu 2 (2 điểm) Có 4 loại tình thái từ: Tình thái từ nghi vấn. Tình thái từ cầu khiến. Tình thái từ cảm thán. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. b.Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Câu ca dao sử dụng biện pháp tu từ nói quá: Tám gánh lông. (0,25)đ (0,25)đ (0,25)đ (0,25)đ (0,5)đ (0,5) Câu 3 (6 điểm) Yêu cầu chung: - Viết đúng thể loại văn thuyết minh. - Có kiến thức cơ bản về đối tượng thuyết minh. - Biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp khi làm bài - Diễn đạt mạch lạc, ít sai lỗi chính tả B. Yêu cầu về nội dung I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm cây bút của bút bi. II.Thân bài: - Cấu tạo: 2 bộ phận chính: Vỏ bút, ruột bút, bộ phận đi kèm; - Phân loại : Kiểu dáng và màu sắc, thương hiệu; - Cách bảo quản; - Những mặt ưu điểm;- Ý nghĩa của cây bút bi trong cuộc sống hằng ngày. III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống. (1.0)đ (1.0)đ (1.0)đ (0,5)đ (0.5)đ (1.0)đ (1.0)đ
File đính kèm:
- cho ai tai ve.doc