Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn : ngữ văn - Lớp 8 Mã đề 357
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn : ngữ văn - Lớp 8 Mã đề 357, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT TÂN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 TỔ CHUYÊN MÔN ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề ) -------------------------------------------------------------------------------------------------- Mã đề 357 I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào giấy bài làm. Câu 1: Văn thuyết minh là gì ? A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. B. Dùng các chi tiết, hình ảnh,…nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh. C. Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê. D. Trình bày, giới thiệu, giải thích,… nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Câu 2: Dòng nào sau đây không nói lên nội dung của văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)? A. Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng khi gặp mẹ. B. Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. C. Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn,vô tình của bà cô. D. Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng. Câu 3: Truyện “Cô bé bán diêm” có nội dung kể về : A. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm B. Tình thương của tác giả đối với em bé nghèo khổ. C. Số phận em bé bất hạnh và tình cảm của tác giả đối với em bé . D. Số phận bất hạnh của em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa Câu 4: “Tức Nước Vỡ Bờ”, “Trong Lòng Mẹ”, “Lão Hạc” giống nhau nội dung chủ yếu nào? A. Tinh thần phản kháng sức mạnh tiềm tàng B. Phản ánh hiện thực xã hội bất công. C. Cuộc sống bần cùng không lối thoát của người nông dân D. Tinh thần nhân đạo, yêu thương trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người, tố cáo những gì tàn ác đối với con người . Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. B. Mưa tạnh, trời rạng dần, phía đông một mảng trời trong vắt ló ra. C. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. D. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào có tình thái từ? A. Mẹ em đi làm. B. Nó đi chơi với bạn. C. Tôi để quyển sách trên bàn. D. Bạn chưa về hả? Câu 7: Trong các đề văn dưới đây, đề nào không phải là đề văn thuyết minh? A. Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam. B. Giới thiệu về hoa ngày tết ở Việt Nam. C. Loài hoa em yêu. D. Thuyết minh về chiếc xe đạp. Câu 8: Văn bản nào sau đây về mặt nghệ thuât đã xây dựng được tình huống truyện có tính kịch? A. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) B. Tôi đi học ( Thanh Tịnh) C. Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) D. Lão Hạc (Nam Cao) Câu 9: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết? A. Lão Hạc rất thương con. B. Lão Hạc thương con và không muốn làm liên lụy đến hàng xóm. C. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng D. Lão Hạc ăn phải bả chó. Câu 10: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích “ Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó...” (Nam Cao- Lão Hạc) A. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp C. Dùng để liệt kê D. Dùng để giải thích Câu 11: Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tùy bút. C. Bút ký. D. Tiểu thuyết. Câu 12: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. lênh khênh B. lao đao C. lao xao D. lềnh bềnh II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây: (1 điểm) a/ buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi. b/ bút máy, bút bi, phấn, bút chì. Câu 2: Em hãy thuyết minh về cây bút bi. (6 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de thi ngu van 8 HKI.doc