Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012-2013 môn: ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012-2013 môn: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 (Thời gian làm bài: 90 phút)




Câu 1 (2,0 điểm): 
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng từ 8 đến 10 câu.

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
 	(Tố Hữu)
Cách xưng hô Bác, Người, ông cụ giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

Câu 3 (6,0 điểm):
 Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đầu đến“Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
……………………………………………………………






 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 (Thời gian làm bài: 90 phút)




Câu 1 (2,0 điểm): 
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng từ 8 đến 10 câu.

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
 	(Tố Hữu)
Cách xưng hô Bác, Người, ông cụ giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

Câu 3 (6,0 điểm):
 Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đầu đến“Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
……………………………………………………………
 PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM 
 HẢI LĂNG	 ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN: NGỮ VĂN 9
 	 
Câu 1 (2,0 điểm): Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng từ 8 đến 10 câu.

HS tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà đúng yêu cầu: 2 điểm
	VD tham khảo: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận cha vì vết sẹo trên mặt làm ông Sáu không giống với người cha trong bức ảnh chụp. Thu đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn của giặc ông Sáu hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông đã trao cho người bạn cây lược ngà để gửi cho con gái.

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
 	(Tố Hữu)
Cách xưng hô Bác, Người, ông cụ giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

+ Giống nhau: (0,5 điểm)
Cách xưng hô thể hiện sự thành kính đối với Hồ Chủ tịch.
+ Khác nhau: (1,5 điểm)
- Bác: Xưng hô thành kính - thân thiết, ruột thịt.	(0,5 điểm)
- Người: Xưng hô thành kính - thiêng liêng và cao quý.	(0,5 điểm)
- Ông cụ: Xưng hô thành kính - bình dân, mộc mạc.	(0,5 điểm)

Câu 3 (6,0 điểm):
 Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đầu đến“Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
1/ Yêu cầu: 
* Về hình thức: 
- Văn tự sự, có kết hợp yếu tố miêu tả, nghị luận.
- Trình bày rõ ràng, chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả.
- Bố cục rõ ràng, đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
* Về nội dung: Bài viết của HS cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
	a. Mở bài: 
 + Lời tự giới thiệu của Trương Sinh.
 + Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình.
b. Thân bài: 
- Vợ chồng đang sống hạnh phúc, chiến tranh xảy ra, Trương Sinh đi lính.
- Vũ Thị Thiết sinh con trai; một mình nuôi con và chăm sóc mẹ chồng chu đáo.
- Mẹ chồng thương con nơi chiến trường, lo lắng đến sinh bệnh rồi qua đời.
- Hết giặc Trương Sinh trở về, đau đớn vì mẹ đã mất.
- Câu nói ngây thơ của đứa con gây cho Trương Sinh sự hiểu lầm ghê gớm; ghen tuông mù quáng đã đẩy người vợ hiền vào cái chết oan ức.
- Sau khi Vũ Nương chết, một đêm đứa con chỉ cái bóng chàng trên vách nói là cha đã về, bấy giờ Trương Sinh mới biết mình nghi oan cho vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.
 c. Kết bài: 
- Trương Sinh ân hận, tự trách thói ghen tuông nông nổi của mình khiến cho gia đình tan vỡ.
- Mong muốn mọi người hãy nhìn vào bi kịch của mình để rút ra bài học.

2/ Khung biểu điểm: 
- Điểm 5,5 -> 6,0:	Bài viết hay, sáng tạo. 
- Điểm 4,5 -> 5,0:	Bài viết mức độ khá.
- Điểm 3,0 -> 4,0:	Bài viết mức độ trung bình.
- Điểm 1,0 -> 2,5:	Bài viết mức độ yếu.
- Điểm 0: 	Các trường hợp bài lạc đề, bỏ bài.
Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. 

………………………………………………

File đính kèm:

  • docDE THI VAN HOC KI 1 HL QUANG TRI NAM 20122013.doc
Đề thi liên quan