Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2012-2013 Môn văn 8

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2012-2013 Môn văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
Môn văn 8
1. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ

 Tên chủ đề, nội dung kiểm tra

 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Tổng



Thấp
Cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Chủ đề 1
Văn bản 
- Tôi đi học
- Trong lòng mẹ
- Tức nước vỡ bờ
- Chiếc lá cuối cùng
- Ôn dịch thuốc lá
- Bài toán dân số
- Hai cây phong

- Nắm tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt

- Nắm nội dung nghệ thuật của tác phẩm
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %:
3
0,75

3
0,75
1
1




Số câu : 7
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ %:20%
Chủ đề 2
Tiếng Việt
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ
- Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Câu ghép
- Từ tượng thanh
- Nói quá
-Trợ từ
- Nhận biết từ tượng thanh, nói quá, trợ từ trong văn bản

- Xác định được câu ghép
- Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
5
1,25

1
0,25
1
1




Số câu:7
Số điểm:2,5
Tỉ lệ % :
Chủ đề 3
Tập làm văn
- Văn tự sự
- Văn thuyết minh





- Viết bài văn tự sự hay thuyết minh



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %





1
5


Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ %: 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
8
2
20%

4
1
10%
2
2
20%

1
5
50%


Số câu: 15
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100%































B. ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8
I. Trắc nghiệm: (3điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và chọn đáp án mà em cho là đúng trong các câu sau:
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tôi đi học”?
	A. Thanh Tịnh.	C. Ngô Tất Tố.
	B. Nguyên Hồng.	D. Nam Cao.
Câu 2: Phương thức biểu đạt trong văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng) là gì?
	A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận.	C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
	B. Tự sự, miêu tả, nghị luận.	D. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Câu 3: Sự phản kháng của chị Dậu diễn ra theo quá trình nào?
	A. Từ lý lẽ đến hành động	C. Từ lý lẽ đến lí lẽ
	B. Từ hành động đến hành động.	D. Từ hành động đến lý lẽ.
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào có nghĩa rộng hơn?
	A. Hội hoạ.	C. Văn học.
	B. Âm nhạc.	D. Nghệ thuật.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không có sử dụng trợ từ?
	A. Nó ăn những hai bát.	C. Tôi thì tôi xin chịu.
	B. Nó hát có hai bài.	D. Bố ơi.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
	A. Mặt trời lên cao dần.	C. Cuối cùng, mây tan và trời tạnh.
	B. Gió đã thổi mạnh.	 	D. Mưa bay.
Câu 7: Phương tiện liên kết đoạn dùng để làm gì?
	A. Dùng để nối ý đoạn trên với đoạn dưới.
	B. Dùng để kết thúc mỗi đoạn văn.
	C. Dùng để mở đầu mỗi đoạn văn.
	D. Dùng để phân biệt hai đoạn văn.
Câu 8. Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
 A. “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
 Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”.
 B. “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non”.
 C. “Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người,sỏi đá cũng thành cơm”
 D. “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
 Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
Câu 9: Vì sao bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ men được coi là một kiệt tác?
	A. Vì nó rất đẹp.
	B. Vì nó rất giống hoa thường xuân ngoài đời.
C. Vì nó không chỉ giống mà còn có ích. Nó đã mang niềm tin đến cho con người.
	D. Vì nó là biểu tượng của cái đẹp và sự bền vững.
Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp là gì?
	A. Đảo ngược tình huống hai lần.
	B. Tương phản, đối lập.
	C. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, tính cách.
	D. Hai mạch kể chuyện lồng ghép.
Câu 11. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
	A. Rũ rượi.	C. Xộc xệch.
	B. Hu hu.	D. Vật vã.
12. Trong các văn bản đã học, văn bản nào được coi là văn bản nhật dụng?
	A. Tôi đi học.	C. Chiếc lá cuối cùng.
	B. Bài toán dân số.	D. Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông.
	
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2đ)
Viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của bản thân khi học xong bài “ Ôn dịch thuốc lá” sử dụng câu ghép. Chỉ ra câu ghép đó.
Câu 2: (5đ) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Thuyết minh cho một đồ dùng sinh hoạt hàng ngày mà em thích.
Đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn.

	
C. ĐÁP ÁN VĂN 8
I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
A
D
D
C
A
C
C
D
B
D
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Yêu cầu:
* Hình thức: (1đ)
- Viết được đoạn văn, không sai lỗi chính tả.
- Có sử dụng câu ghép
* Nội dung: (1đ)
- Nêu được suy nghĩ của bản thân về dịch thuốc lá với những tác hại khôn lường về vật chất cúng như tinh thần đối với bản thân và người xung quanh cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. tuyên truyền cho mọi người…(1đ)
- Chỉ ra câu ghép (0,5d)
Câu 2: (5đ) 
Đề 1: + Yêu cầu lựa chọn một đồ dùng trong sinh hoạt.
+ Dàn ý: 
MB: Giới thiệu đồ dùng lựa chọn.
TB: Lịch sử ra đời; cấu tạo; công dụng.
KB: Cách bảo quản, giá trị thời đại của đồ dùng.
Đề 2: + Yêu cầu có sự kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Dàn ý:	
MB: Giới thiệu sự việc.
TB: Kể lần lượt các sự việc có yếu tố tả, biểu cảm.
KB: Cảm xúc cá nhân, bài học.
Điểm cụ thể :
- Điểm 4-5 : Bài viết trôi chảy, nội dung phong phú, sai từ 1 đến 2 lỗi chính tả.
- Điểm 3-4: Bài viết đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. Sai không quá 4 lỗi chính tả.
- Điểm 2-3 : Đúng thể loại , nhưng nội dung sơ sài. Sai không quá 6 lỗi chính tả.
- Điểm 1-2 : Bài viết nội dung quá sơ sài, không hiểu đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 : Bài viết lạc đề hoặc viết vài đoạn không có ý nghĩa.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.


File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 8_HKI_2012-2013.doc