Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí - lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí - lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 DUY XUYÊN Môn: Vật lí - Lớp 6 Thời gian làm bài : 45 phút I.Trắc nghiệm: (3điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. Câu1. Người ta dùng một bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu ở trong bình là V1 = 55cm3, sau khi thả hòn sỏi ngập hoàn toàn trong nước thì vạch nước chỉ thể tích V2 = 175cm3. Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu? A. 55 cm3 B. 230 cm3 C. 175 cm3 D. 120 cm3 Câu 2. Trị số lớn nhất ghi trên bình chia độ là 500ml. Người ta đếm được tất cả 25 vạch chia. Bình chia độ nói trên có GHĐ và ĐCNN lần lượt là: A. 500ml - 2ml B. 500ml - 25ml C. 500ml - 1ml D. 500ml - 20ml Câu 3. Hai lưc cân bằng là hai lực có: A. cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều và đặt vào cùng một vật. B. cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều và đặt vào hai vật. C. cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều . D. cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và đặt vào cùng một vật. Câu 4. Để đo trọng lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào? A. Lực kế. B. Bình tràn. C. Thước D. Bình chia độ. Câu 5. Lực hút của Mặt Trăng bằng 1/6 lực hút của Trái Đất. Một vật có trọng lượng bằng 60N thì khi đưa lên Mặt Trăng sẽ có trọng lượng là: A. 360N B. 60N C.50N D. 10N Câu 6. Trong các công thức sau, công thức nào dùng để tính khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật? A. D = m.V B. D = C. D = D. D = Câu7. Khi nén lò xo lại thì lò xo đã tác dụng lên tay ta một lực nào? A. Lực nâng. B.Lực hút. C. Lực đàn hồi. D. Lực kéo. Câu 8. Một quả cân có trọng lượng 150N thì khối lượng của nó là: A. 15g B. 150g C. 15kg D. 150kg Câu 9. Treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo xoắn dãn ra 1,5cm. Vậy muốn lò xo dãn ra 6cm thì phải treo vật nặng có trọng lượng là bao nhiêu? A. 3N B. 4N C. 5N D. 6N Câu10. Một vật đặc có khối lượng là 0,8kg và thể tích là 0,002m3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu? A. 0,0016 N/m3 B. 400 N/m3 C. 4000 N/m3 D. 0,016 N/m3 Câu11. Với độ cao không đổi, nếu giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng thì lực kéo vật sẽ: A. tăng lên B. giảm đi. C. không tăng. D. có lúc tăng, có lúc giảm. Câu12. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc: A. khó khăn hơn. B. chậm hơn. C. dễ dàng hơn. D. mệt nhọc hơn. II.Tự luận: (7điểm) Câu 1.(2 điểm) Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước là gì? Kể tên một số loại thước dùng để đo chiều dài. Câu 2. (2 điểm) Gắn một vật nặng vào lò xo được treo thẳng đứng. Hãy cho biết: a) Lực nào tác dụng vào vật nặng? b) Nếu lấy vật nặng ra khỏi lò xo thì hiện tượng gì xảy ra đối với lò xo? Tại sao? Câu 3.(2 điểm) Một quả cầu bằng sắt có khối lượng 0,5kg và có khối lượng riêng 7800kg/m3. a) Xác định trọng lượng riêng của quả cầu sắt. b) Quả cầu sắt đó có thể tích bao nhiêu? Câu 4. (1 điểm) Vì sao muốn chạy xe lên đỉnh núi cao người ta không làm đường thẳng từ chân núi lên đỉnh núi mà người ta làm quanh sườn núi? Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Vật lí - Lớp 6 I. Trắc nghiệm: (3điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (mỗi câu đúng được 0,25đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D D A A D C C C B C A C II. Tự luận: (7điểm) Câu1:(2đ) - Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước (0.75đ) - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. (0.75đ) - Nêu 2 ví dụ trở lên. (0.5đ ) (chỉ nêu được một ví dụ thì cho 0.25đ) Câu 2:(2đ) a) Lực đàn hồi của lò xo (0.5đ), và lực hút của Trái Đất (0.5đ) (không cần phân tích các yếu tố của hai lực đó) b) Hiện tượng: Lò xo sẽ trở lại chiều dài ban đầu (0.5đ), vì lò xo là vật có tính chất đàn hồi (0.5đ) Câu3 (2.đ) a)Trọng lượng riêng của quả cầu sắt là: d = 10D (0,5đ) = 10 x 7.800 (0,25đ) = 78.000 (N/m3) (0,25đ) b) Thể tích của quả cầu sắt là: (0,5đ) (0,25đ) (m3) (0,25đ) (có thể không ghi công thức:) * Chú ý : Nếu học sinh không ghi lời giải toàn bộ bài 3 trừ 0.25đ Câu 4:(1đ) - Làm đường quanh sườn núi là làm tăng chiều dài (0.5đ) - Giảm độ nghiêng của đường dốc, (0.25đ) để lợi về lực giúp xe lên núi dễ dàng.(0.25đ) Hết
File đính kèm:
- Dap an Huong dan cham mon Vat li 6.doc