Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 DUY XUYÊN Môn: Vật lí - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút A. Trắc nghiệm: (3điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. Câu 1. Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với vật dẫn cần đo? A. Điện kế mắc song song với vật cần đo. B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo. C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo. D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo. Câu 2. Mối quan hệ giữa đơn vị jun và đơn vị calo là: A. 1J= 0,24calo B. 1calo = 0,24J C. 1J = 1calo D. 1J = 4,18calo Câu 3. Chiều qui ước của đường sức từ xác định như thế nào? A. Đi từ cực Bắc đến cực Nam của kim nam châm. B. Đi từ cực dương đến cực âm. C. Đi từ cực âm đến cực dương. D. Đi từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức đó. Câu 4. Vật nào dưới đây sẽ trở thành nam châm vĩnh cửu khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua? A. Thanh thép B. Thanh đồng C. Thanh sắt non D. Thanh nhôm Câu 5. .Lực nào sau đây là lực điện từ? A. Lực tương tác của nam châm lên kim nam châm. B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt, thép C. Lực tương tác giữa các nam châm điện. D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 6. .Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là bao nhiêu? A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω. Câu 7. Một mạch điện gồm ba điện trở R1= 2, R2 = 5, R3= 3 mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là: A. 10V B. 11V C. 12V D. 13V Câu 8. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là: A. 1,2A B. 1A C. 0,9A D. 1,8A Câu 9. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2,5 và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 18m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu? A. 4 B. 18 C. 8 D. 4,5 Câu 10. Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây, khi đặt một hiệu thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là bao nhiêu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. Một bóng điện trên nhãn có ghi 220V - 40W ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là: A. 400W B. 2400J C. 2200kW D. 24kJ Câu 12. Một dây dẫn bằng nicrôm (điện trở suất1,1.10-6m), dài 15m, tiết diện 0,3mm2. Điện trở của dây này là bao nhiêu? A. R = 55 B. R = 110 C. R = 220 D. R = 50 B. Tự luận ( 7điểm ) Câu 1. (2 điểm ) Phát biểu và viết công thức của định luật Ôm. Nêu đơn vị và kí hiệu trong công thức. Câu 2. (1điểm ) Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Câu 3.(4điểm) Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế không đổi là 144V, có mắc điện trở R1 = 100 nối tiếp với điện trở R2 = 60. a. Tính điện trở tương đương toàn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. b. Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn R2 trong 5 phút. c.Tính công suất tiêu thụ của dòng điện trong toàn mạch. d. Mắc thêm R3 song song với R2 vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện qua R1 lúc này bằng 3 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính R3? Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Vật lí – Lớp 9 A. Trắc nghiệm : ( 3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi: (mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trả lời C A D A D D C B D B B A B. Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu1 (2,0 điểm) - Phát biểu đúng nội dung định luật Ôm - Viết đúng công thức - Nêu đơn vị và kí hiệu trong công thức 1,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm) - Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì dây AB có dòng điện chạy qua và ngược lại. 1,0 điểm Câu 3 (4,0 điểm) a. Điện trở tương đương đương toàn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. *)Điện trở tương đương đương toàn mạch Rtđ = R1 + R2 = 100 + 60 = 160 () *) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: Vì R1 nối tiếp R2 I1 = I2 = I = 0,9 (A) b. Nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn R2 trong 5 phút (công thức 0,25đ, tính đúng 0,5đ) Q = I22R2t = (0,9)2.60.5.60 = 13580 (J) c. Công suất tiêu thụ của dòng điện trong toàn mạch (công thức 0,25đ, tính đúng 0,5đ) P = UI = 144.0,9 = 129,6 (W) d. Mắc thêm R3: A R1 R2 B R3 Ta có I1 = I23 = I2 + I3 I3 = I1 - I2 mà I1 = 3I2 I3 = 2I2 Mặt khác, ta lại có U2 = U3 ( vì R2 // R3) I2.R2 = I3.R3 I2.R2 = 2I2.R3 R2 = 2R3 R3 = R3 = 30() (1,5 điểm) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm (0,75 điểm) (0,75 điểm) (1,0điểm) 0,25điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa cho toàn bài
File đính kèm:
- De thi HKI nam hoc 20122013 Ly 9.doc