Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2013 - 2014 Môn: ngữ văn 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2013 - 2014 Môn: ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
	Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Truyện dân gian nào sau đây không phải là truyền thuyết ?
	A. Con Rồng, cháu Tiên	 	B. Thánh Gióng
	C. Thạch Sanh	D. Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 2. Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
	Những dòng trên là ý nghĩa của truyện nào ?
	A. Thầy bói xem voi	B. Lợn cưới, áo mới
	C. Treo biển	D. Ếch ngồi đáy giếng
Câu 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện Thánh Gióng là gì ?
	A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả	 D. Nghị luận
Câu 4. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn từ tiếng nào ? 
	A. tiếng Pháp	B. tiếng Hán
	C. tiếng Anh	D. tiếng Nga
Câu 5. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
	Câu văn trên có mấy tính từ ?
	A. Một B. Hai 	 C. Ba D. Bốn
Câu 6. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi.
	Câu trên có mấy cụm động từ ?
	A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm 
Câu 7. Từ nào sau đây là từ Hán Việt ?
	A. lương y B. người ta	 C. đàn bà D. của cải
Câu 8. Tập quán: Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
	Nghĩa của từ tập quán đã được giải nghĩa theo cách nào ?
	A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
	B. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 

II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm) 
 Em đã học truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ văn 6, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục):
	a) Trong những hành động của Thái y lệnh họ Phạm, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ?
	b) Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ta có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ?
Câu 2. (6 điểm) Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.

--- HẾT ---
Họ và tên học sinh: ……………………..………….....……… Số báo danh: ……………

PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn : NGỮ VĂN 6

Phần I. Trắc nghiệm: 2 điểm 
 Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu 0,25 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
B
B
C
A
A

Phần II. Tự luận: 8 điểm
	
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1

 Em đã học truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ văn 6, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục):
Câu 1:
2,0

a)
Trong những hành động của Thái y lệnh họ Phạm, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ?
- Học sinh có thể kể những hành động của vị Thái y lệnh, sau đó nêu điều làm bản thân cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất là: Thái y lệnh vẫn đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua, dù có lệnh vua gọi...
1,0

b)
Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ta có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ?
- Bài học được rút ra qua câu chuyện là: người thầy thuốc giỏi không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân...
1,0

2


Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi (chuyện có thực), học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.
Câu 2:
6,0


Mở bài:
+ HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện 

1,0



2

Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của hs.
+ Giới thiệu về một kỉ niệm làm em nhớ mãi…
+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian…)
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh …
+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể…

4,0

1,0
3,0

0,5
0,5

3
Kết bài:
Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ…
1,0



* VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN (Câu 2 phần tự luận):

 Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại một kỉ niệm thời ấu thơ. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả…
 Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một kỉ niệm thời ấu thơ, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp.
 Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày chưa đạt yêu cầu.
 Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Lưu ý: 
 - Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ… trân trọng những sáng tạo của học sinh.
 - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. 
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).









File đính kèm:

  • docDe HD cham KT Ngu van 6 Hoc ky I nam hoc 20132014.doc
Đề thi liên quan