Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Ca dao, dân ca là gì ?
	A. Các thể loại trữ tình dân gian	 	B. Kết hợp lời và nhạc
	C. Diễn tả đời sống nội tâm của con người	D. Cả ba ý A, B và C
Câu 2. Thể thơ gồm tám câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần (chỉ gieo một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.
	Những dòng trên nói về thể thơ nào ?
	A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Lục bát D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 3. Văn bản nào sau đây được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
	A. Sông núi nước Nam B. Phò giá về kinh C. Qua đèo Ngang D. Bạn đến chơi nhà
Câu 4. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bà huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua đèo Ngang ?
	A. Cảm thương cuộc sống lam lũ của con người	 B. Nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước
	C. Nhớ nước thương nhà, buồn thầm lặng cô đơn D. Buồn thầm lặng cô đơn
Câu 5. Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp nên tình yêu thương đó.
	Bài học thấm thía trên được rút ra từ văn bản nào ?
	A. Cổng trường mở ra	B. Cuộc chia tay của những con búp bê
	C. Mẹ tôi 	D. Tiếng gà trưa	
Câu 6. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai ?
	A. Vũ Bằng B. Xuân Quỳnh	 C. Thạch Lam	 D. Lý Lan
Câu 7. Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.
	Nhà thơ được nhắc tới trong đoạn văn trên là ai ?
	A. Đỗ Phủ B. Lý Bạch 	 C. Hạ Tri Chương D. Trần Nhân Tông
Câu 8. Thành ngữ là gì ?
	A. Là từ có cấu tạo cố định 	B. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh	
 	C. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh	
	D. Cả ba ý: A, B và C

II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm) 
Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài.
Câu 2. (6 điểm)
	Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục). 


--- HẾT ---
Họ và tên học sinh: ……………………..………….....……… Số báo danh: ……………

PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn : NGỮ VĂN 7

PHẦN I. Trắc nghiệm: 2 điểm 
 Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
D
B
A
C
C
A
B
C

PHẦN II. Tự luận: 8 điểm
	
Câu
Ý
Nội dung
Điểm

1

Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài
Câu 1:
2,0đ

ý 1
- Nêu đúng khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
1,0đ


ý 2
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài
- nhà thơ: thi gia, thi sĩ, thi nhân (hs chỉ cần nêu 1 trong ba từ)
- nước ngoài: ngoại quốc
1,0đ
0,5đ
0,5đ

2


Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục). 
 
Yêu cầu chung:
 - Học sinh vận dụng Văn biểu cảm để phát biếu cảm nghĩ về hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Bác Hồ.
 - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về Tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài thơ khác cùng đề tài để làm phong phú thêm bài làm.
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…

6,0đ

1

Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn ...

 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp... nêu cảm nghĩ chung về hai bài thơ.

1,0
0,5



0,5

2
Thân bài:
 Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu).
+ Phát biểu cảm nghĩ về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ:
- Nêu cảm nghĩ chung về hai bài thơ: đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ với âm thanh, hình ảnh trong trẻo ở bài Cảnh khuya và khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng ở bài Rằm tháng giêng...

- Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn nghệ sỹ, chiến sĩ - đó cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của lòng yêu nước, của cốt cách người chiến sĩ ở Bác Hồ. Nêu cảm nghĩ chung về tâm hồn người chiến sĩ, nghệ sĩ ở Bác Hồ: tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước...

+ Phát biểu cảm nghĩ về tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ: 
 - Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của kháng chiến, Bác vẫn bình tĩnh, chủ động lạc quan. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nước (qua âm thanh, hình ảnh, qua cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp...)

 - Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng ... Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng giữa không gian bao la; phong thái ấy toát ra từ giọng thơ vưa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung ...hai bài thơ làm cho người đọc xúc động và càng thêm kính yêu Bác.

4,0



2,0

1,0





1,0





2,0

1,0




1,0






3
Kết bài :
 + Khẳng định lại cảm nghĩ chung, ấn tượng chung về hai bài thơ. HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề mà các em đã được học và đọc…

 + Học sinh có thể rút ra cho mình bài học sâu sắc về Bác Hồ ( gắn với việc: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) đó chính là: tình yêu thiên nhiên, niềm vui sống chan hoà giữa thiên nhiên, là lòng yêu nước sâu sắc, là tinh thần vượt khó, tinh thần lạc quan cách mạng ...

1,0
0,5



0,5

* VẬN DỤNG CHO ĐIỂM ( Câu 2 - Phần tự luận )

5,0 – 6,0 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về hai bài bài thơ, bài làm có cảm xúc, giàu chất văn, diễn đạt tốt.

3,0 – 4,0 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về hai bài bài thơ, có thể còn một số lỗi về diễn đạt.
1,0 – 2,0 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi hai bài thơ, còn mắc lỗi về diễn đạt . 
0 điểm: bỏ giấy trắng .
Lưu ý: 
 - Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học đòi hỏi hs phải hiểu và có cảm xúc với tác phẩm văn học nên hs cần sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt khi làm bài. Phần hướng dẫn chấm trên đây chỉ nêu những ý khái quát, khi làm bài, học sinh có thể phát biểu cảm nghĩ theo các ý lớn (như HD trên) hoặc có thể phát biểu cảm nghĩ theo từng bài thơ, nếu đủ các ý cơ bản như trên vẫn cho điểm tối đa.

 - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả…) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. 

 - Trân trọng những cảm xúc, suy nghĩ có tính sáng tạo của học sinh, nhất là những bài viết có mở rộng, so sánh với các bài thơ khác có cùng đề tài, có liên hệ với thực tế sinh động... 
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).



File đính kèm:

  • docDe HD cham KT Ngu van 7 Hoc ky I nam hoc 20132014.doc