Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014 Môn: Ngữ Văn 8 Phòng GD & ĐT Thái Thụy

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014 Môn: Ngữ Văn 8 Phòng GD & ĐT Thái Thụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 120 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
	Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Tác giả của văn bản Trong lòng mẹ là nhà văn nào ?
	A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng	 D. Thanh Tịnh
Câu 2. Tiểu thuyết Tắt đèn được sáng tác năm nào ?
	A. 1939 B. 1940	 C. 1941	 D. 1942
Câu 3. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về nhân vật lão Hạc ?
	A. Là người nông dân nghèo khổ
	B. Là người nông dân sống trong cảnh khốn cùng nhưng có phẩm chất cao quý
	C. Là người nông dân gàn dở, lẩm cẩm
	D. Là người cha già nua nhưng giàu tình thương
Câu 4. Văn bản nào sau đây trích trong truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp ?
	A. Hai cây phong	B. Cô bé bán diêm
	C. Chiếc lá cuối cùng	D. Đánh nhau với cối xay gió
Câu 5. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
	Những dòng trên nói về từ loại nào sau đây ?
	A. Chỉ từ B. Tình thái từ 	C. Thán từ	 	 D. Trợ từ
Câu 6. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)
	Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trên là quan hệ gì ?
	A. Quan hệ nguyên nhân	B. Quan hệ tương phản
	C. Quan hệ điều kiện	D. Quan hệ giải thích
Câu 7. Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản nhật dụng:
	A. Lão Hạc B. Hai chữ nước nhà	 C. Bài toán dân số D. Hai cây phong
Câu 8. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. 
(Trích: Cô bé bán diêm - Ngữ văn 8, Tập một). 
Từ chầu trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào ? 
A. Nhân hoá 	 B. So sánh 	 C. Nói quá 	 D. Nói giảm nói tránh

II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm) 
 Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi ? Tại sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác ? 
Câu 2. (6 điểm) 
 Viết bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử ở địa phương hoặc thuyết minh về một di tích lịch sử mà em đã được tham quan.

--- HẾT ---
Họ và tên học sinh: ……………………..………….....…… Số báo danh: ……………
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn : NGỮ VĂN 8

PHẦN I. Trắc nghiệm: 2 điểm 
 Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu 0,25 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
C
A
B
A
D
B
C
D

PHẦN II. Tự luận: 8 điểm

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1

Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi ? Tại sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác ? 

Câu 1
2,0đ

ý 1
Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi:
- Là sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống…
- Hình ảnh chiếc lá trái ngược với sự yếu đuối, buông xuôi muốn chết của Giôn-xi, chiếc lá thường xuân như tiếp thêm cho Giôn-xi sức mạnh và nghị lực sống...

1,0

0,5

0,5

ý 2
Có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì:
- Chiếc lá được vẽ rất giống (từ cuống lá, rìa lá răng cưa đến màu sắc...) khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật.

- Chiếc lá đã mang lại sự sống cho Giôn-xi, chiếc lá đã được vẽ lên không chỉ bằng bút lông, bột màu mà được vẽ bằng cả tình thương yêu và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men...

1,0

0,5



0,5
2

Viết bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử ở địa phương hoặc thuyết minh về một di tích lịch sử mà em đã được tham quan.

Yêu cầu: - HS vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử (Xem lại bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” - trang 37-38 sách Ngữ văn 8 tập 1).
- Học sinh có thể lựa chọn để thuyết minh về một di tích lịch sử ở địa phương hoặc thuyết minh về một di tích lịch sử mà các em đã được tham quan. Trong quá trình chấm bài, gv cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thực thực tế của hs, khuyến khích sự sáng tạo.

- Những bài hs sao chép lại bài mẫu đã có trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo không cho điểm cao.
Câu 2
6,0đ

1
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử.
Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs (tạo ra một tình huống, một câu chuyện về một buổi chăm sóc di tích lịch sử tại địa phương hoặc một chuyến tham quan, một khung cảnh để giới thiệu về di tích lịch sử...)

1,0đ


2
Thân bài:
Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu (giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số liệu, tư liệu...) để làm rõ về di tích lịch sử...
- Giới thiệu về di tích lịch sử: tên di tích, lịch sử hình thành, xây dựng, quy mô, địa điểm, ...
- Thuyết minh về hình dáng, cấu trúc, khung cảnh chung của di tích; thuyết minh cụ thể các chi tiết theo trình tự từ ngoài vào trong (kết hợp thuyết minh với miêu tả, tường thuật, nêu cảm nghĩ... làm bài thuyết minh thêm sinh động)
- Thuyết minh về ý nghĩa lịch sử, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích; thời gian được công nhận là di tích cấp tỉnh hay cấp quốc gia ?
- Nêu rõ giá trị, ý nghĩa của di tích với cuộc sống, với truyển thống văn hóa của vùng quê, của đất nước...
4,0đ



1,0

1,0



1,0


1,0



3
Kết bài :
- Bày tỏ thái độ, tình cảm với di tích lịch sử
- Nêu trách nhiệm của bản thân với việc phát huy giá trị và bảo vệ di tích, gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
1,0đ
0,5
0,5


* VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Câu 2 - Phần tự luận)


 Điểm 5 - 6 : Vận dụng tốt kiến thức đã học và quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ về di tích lịch sử; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả…

 Điểm 3 - 4 : Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn, diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích… có thể mắc một số lỗi chính tả.

 Điểm 1-2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý , nhiều chỗ lạc sang miêu tả, kể chuyện lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

 Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Lưu ý: - Học sinh đã được học về Phương pháp thuyết minh và Cách làm bài văn thuyết minh. Tuy nhiên, thực tế có một số trường chưa tổ chức cho hs tham quan các di tích lịch sử tại địa phương hoặc không tổ chức ngoại khóa giới thiệu về di tích lịch sử (theo yêu cầu của Phong trao thi đua “Xây dựng trường học, học sinh tích cực” nên có thể học sinh lúng túng khi làm bài. Trong quá trình chấm bài kiểm tra, giáo viên có thể giảm yêu cầu về tư liệu, số liệu. Cụ thể như sau:
Yêu cầu học sinh biết vận dụng phương pháp thuyết minh để thuyết minh về một di tích lịch sử (coi trọng việc vận dụng lý thuyết để làm bài, có thể giảm nhẹ phần tư liệu, số liệu, thời gian cụ thể).
- Giới thiệu về di tích lịch sử: tên di tích, lịch sử hình thành, xây dựng, quy mô, địa điểm, ...
- Thuyết minh về hình dáng, cấu trúc, khung cảnh chung của di tích; thuyết minh cụ thể các chi tiết theo trình tự từ ngoài vào trong (kết hợp thuyết minh với miêu tả, tường thuật, nêu cảm nghĩ... làm bài thuyết minh thêm sinh động)
- Thuyết minh về ý nghĩa lịch sử, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích; 
- Nêu rõ giá trị, ý nghĩa của di tích với cuộc sống, với truyển thống văn hóa của vùng quê, của đất nước...
 	Qua đây, các trường chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của ngành về việc chăm sóc, phát huy giá trị, truyền thống các di tích lịch sử tại địa phương cần rút kinh nghiệm để học sinh vận dụng bài học vào thực tế tốt hơn. 
Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học sinh.

* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).

File đính kèm:

  • docDe HD cham KT Ngu van 8 Hoc ky I nam hoc 20132014.doc